Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thai giáo trực tiếp

Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thai giáo trực tiếp

Để thai giáo hiệu quả, phải có nghê thuật và giữ chừng mực, nhẹ nhàng, vừa phải. Tác động nên tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ, lặp đi lặp lại và mỗi hình thức phải phù hợp với từng thời kỳ thai.


Mỗi bài tập thai giáo bằng thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác phải được thực hành thường xuyên suốt thai kỳ, mỗi lần ít nhất nên khoảng 10 phút, nhiều nhất là trong 1 giờ.

Những thai phụ trên 35 tuổi, thai phụ đã từng bị sẩy thai hai lần liên tiếp, thai phụ làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm... không nên xoa bụng, xoa vú vì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ, kích thích đẻ non. Các thai phụ này nên tham thảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng thai giáo.

Các bài tập thai giáo trực tiếp chỉ là những gợi ý ban đầu, sự sáng tạo và tình yêu thương sẽ giúp mỗi thai phụ và người thân trở thành những thầy cô giáo tốt nhất của bé.

Tóm lại, kỹ năng thai giáo có một yêu cầu quan trọng, là người mẹ phải giữ gìn trạng thái tinh thần tốt trong thời kỳ mang thai, tạo môi trường trong ngoài thanh bình để bồi dưỡng tinh thần và tâm lý cho thai nhi. Cách giáo dục thai nhi này nhìn qua có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực rất phức tạp. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định rằng tư duy và sự liên tưởng của người mẹ có thể sản sinh chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh này được truyền tới thai nhi qua máu, rồi đi vào cơ thể thai nhi, phân bố tới não thai nhi, khiến thần kinh thai phát triển và trưởng thành theo hướng tư duy của người mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ quan tâm đến tương lai con mình hãy thực hành kiên trì. Chắc chắn bạn sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh, thông minh, dễ thương, có nhân cách tốt.

Thai giáo bằng xúc giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.


Thai giáo bằng xúc giác

Nhiều người nghĩ thai nhi được sự bảo vệ của nước ối nên nếu cuộc sống của người mẹ có đảo lộn thì cũng không có vấn đề gì đến trẻ, hay cho rằng các động tác xoa bóp bên ngoài thành bụng người mẹ không thể tác động đến thai nhi vì thành nước ối rất dày... Nhưng khi bạn biết về các cơ quan cảm nhận trên da của bé, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ. Da là bộ não thứ 2, "là bộ não mỏng và có bề mặt rộng" của trẻ. Ngay từ tháng thứ 4, thai nhi đã mút tay và tự xoay người được trong nước ối. Khi bé cử động, bề mặt da sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc và truyền tín hiệu lên não. Do đó, thai nhi có thể nhận biết cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng hay quá mạnh.

Những cảm giác trên bề mặt da mà thai nhi cảm nhận được là do tác động của sự co bóp có quy luật của tử cung người mẹ. Tử cung không ngừng co bóp, sự co bóp này kích thích nước ối, qua đó kích thích lên da của thai nhi, lam thai nhi cảm thấy dễ chịu hay khó chịu. Khi vợ chồng cãi nhau trong thời gian mang thai thì áp lực mà người vợ phải hứng chịu sẽ làm tử cung trở nên cứng và co lại. Do những cơn co bóp này không mạnh như khi sinh nên có thể người mẹ không biết. Nhưng thai nhi đang nằm bồng bềnh trong nước ối sẽ bị áp lực nén xuống và tạo cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên, sự co bóp của tử cung cũng có thể mang lại những tác động tốt cho sự phát triển của thai nhi, với điều kiện đó là sự co bóp tích cực như khi người mẹ đi bộ. Nếu có điều kiện đi bộ trong vườn hoa, rừng cây hay một khoảng không gian thiên nhiên nào đó thì không tốt gì hơn. Bởi vì đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp tử cung co bóp theo quy luật, tạo cảm giác dễ chịu cho cả mẹ và bé.

Xúc giác có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ. Trẻ sơ sinh rát thích tiếp xúc vào da, người lớn cũng rất thích cảm giác này. Sự tiếp xúc da thịt giữa hai người thể hiện sự tin tưởng nhau luôn là cảm giác thích thú đối với mỗi người. Những cảm giác này được hình thành từ những ảnh hưởng đầu tiền của người mẹ đối với thai nhi. Khi cảm nhận được niềm vui từ người mẹ thì thai nhi cũng cảm thấy hạnh phúc, yên tâm lớn lên trong trạng thái tâm lý tốt.

Vì vậy chúng tôi gợi ý một số bài tập tác động lên xúc giác:

Bài 1: "Trò chơi đạp bụng": Khi thai nhi được 5 tháng, có hiện tượng đạp bụng mẹ (máy) lần đầu tiên, thai phụ vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ vào vùng bụng bị đạp. Đợi thai nhi đạp lần tiếp theo. Thông thường sau 1 - 2 phút, thai nhi sẽ đạp tiếp. Thai phụ lại vỗ nhẹ mấy cái rồi thôi. Một lát sau thai nhi sẽ đạp, thai phụ thay đổi vị trí vỗ để dẫn dắt thai nhi vận động, thai nhi sẽ đạp ở vị trí vỗ. Trò này có thể chơi giữa mẹ và con, bố và con, anh/chị em. Số lần chơi ngày 2 lần, mỗi lần vài phút. Lưu ý động tác nhẹ nhàng, chậm. Nên thực hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào lúc gần tối, lúc này thai nhi cử động nhiều nên dễ dàng chơi cùng bé.

Sau 2 tháng chơi đùa, tạo phản xạ cho bé, thai phụ có thể tăng thêm một số nội dung như gõ nhẹ, xoa nhẹ, ấn nhẹ, lắc nhẹ,... Đồng thời với các động tác chơi đùa trên, chúng ta nên nói chuyện cùng bé. Ví dụ: "Mẹ đang vuốt ve con đó","Con ngoan, mẹ con mình cùng chơi nhé",...

Bài 2: Người mẹ mát-xa bụng nhẹ nhàng như đang giao tiếp, vuốt ve con mình. Tốt nhất người mẹ nên vừa mát-xa vừa tâm tình cùng con.

Bài 3: Người mẹ được người bố xoa lưng, mát-xa bụng cũng là cách tác động rất lớn đến tâm trạng người mẹ và làm em bé trong bụng thấy hạnh phúc, yên tâm.

Bài 4: Người mẹ đi bộ, thả lỏng cơ thể.

Bài 5: Người mẹ đung đưa người theo nhạc, di chuyển nhẹ nhàng theo nhạc.

Những bài tập tác động lên giác quan xúc giác của thai nhi, hay còn gọi là bài tập xoa bóp, đối thoại với thai nhi bằng ngôn ngữ cơ thể của bố và mẹ, sẽ giúp thai nhi có những phản ứng đáp lại, duỗi cánh tay, đạp chân, chuyển động đầu và toàn thân. Tác dụng của các bài tập này không chỉ làm cho mối quan hệ của bố mẹ, bố mẹ và thai nhi thêm thân thiết mà còn bồi dưỡng khả năng học tập của thai nhi, có lợi cho sự phát triển về tình cảm, cảm xúc, tâm hồn và trí tuệ của thai nhi. Trẻ được bố mẹ tập cho các bài tập này sẽ biết đứng và đi nhanh hơn các bé khác.

Thai giáo bằng vị giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Thai giáo bằng vị giác

Thai giáo bằng vị giác

Sau khi người mẹ mang thai được 2 tháng, thì miệng của thai nhi bắt đầu hình thành. Khi thai nhi được 4 tháng, thì giác quan cảm thụ vị giác được hình thành hoàn toàn. Mặc dù nước ối làm giảm mùi vị nhưng thai nhi vẫn có thể cảm nhận được mùi vị của những thứ người mẹ ăn và uống. Điều này đã được Ebert - một nhà khoa học nổi tiếng người New Zealand, chứng minh như sau. Ông Ebert đã cho một ít đường tinh vào nước ối của người mẹ mang thai, kết quả là thai nhi nhô cao hơn vị trí bình thường để hút nước nối. Sau đó ông lại cho vào nước ối một ít dầu có mùi vị khó chịu, lúc này thai nhi lập tức ngừng hút nước ối và bắt đầu cựa quậy trong bụng mẹ tỏ vẻ bất an.

Do đó, các thai phụ cần chú ý đến mùi vị thức ăn, đồ uống của mình để thai nhi luôn cảm thấy thích thú khi được hấp thụ những mùi vị, dưỡng chất ngon, bổ từ mẹ. Hơn nữa, khi người mẹ ăn uống hợp lý sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Bài 1: Người mẹ ăn nhữn thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu chất dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài 2: Người mẹ uống các loại nước bổ dưỡng như các loại sữa, nước sinh tố...

Lưu ý: Theo khoa thực dưỡng, nếu bà mẹ mang thai ăn quá nhiều thịt thì đứa con sẽ bướng bỉnh, khó dạy. Nên chú ý cân đối dinh dưỡng bằng các loại thực vật như gạo lứt, đậu, rau củ... Tránh ăn đường, nước đá, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có hóa chất.

Thai giáo bằng khứu giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Thai giáo bằng khứu giác


Mũi của thai nhi được hình thành khi người mẹ mang thai được 2 tháng. Được 7 tháng, thai nhi hoàn toàn có thể ngửi được mùi. Nhưng trong môi trường nước ối, thai nhi khó phát huy được được chức năng mũi. Do đó, phải sau khi trẻ ra đời mới nhanh chóng phát huy tác dụng. Nhờ có khứu giác mà trẻ sơ sinh có khả năng tìm được bầu vú của mẹ để bú sữa ngay khi vừa sinh ra. Thời gian là bào thai có thể nói chỉ là khâu chuẩn bị cho khứu giác của trẻ.

Bài 1: Người mẹ ngửi những hương thơm mà mình thích như nước hoa, mùi hoa quả, cây cỏ.

Bài 2: Người mẹ nên ngửi mùi của những loại thức ăn yêu thích.

Thai giáo bằng thị giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.


Thai giáo bằng thị giác

Thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các giác quan khác, vì ở trong tử cung không thích hợp cho việc mở mắt nhìn sự vật. Tuy nhiên, mắt của thai nhi không phải hoàn toàn không nhìn thấy gì. Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mãn cảm với ánh sáng. Khi người mẹ tắm nắng, thai nhi có thể cảm nhận được sự thay đổi mạnh yếu của ánh mặt trời.

Y học hiện đại sử dụng siêu âm để quan sát và phát hiện: chiếu ánh sáng điện chớp - tắt vào vùng bụng thai phụ, nhịp tim của thai nhi có sự thay đổi mạnh. Khi đó thai nhi cảm thấy khó chịu, tỏ ra hoảng sợ không yên.

Trẻ sơ sinh mới chào đời, thị giác chưa hoàn chỉnh, tầm nhìn cũng hạn hẹp. Nhưng nếu đặt một đồ vật trước mắt trẻ, trẻ sơ sinh có thể nhìn rõ đồ vật đó. Hơn nữa trẻ sơ sinh có thể phân biệt rõ những biểu lộ tình cảm trên gương mặt của mẹ trong khoảng cách 15 - 30 cm ( tương đương với độ dài tử cung mà trẻ vừa thoát ly).

Vì vậy thai phụ cần chú ý tới những gì tác động đến thị giác của mình và bé. Tránh tiếp xúc với vùng có ánh sáng mạnh, hay có sự thay đổi ánh sáng đột ngột (ví dụ trong vũ trường). Việc giáo dục thai nhi qua thị giác chủ yếu được thực hiện gián tiếp qua thị giác của mẹ. Những gì người mẹ nhìn thấy đều tác động đến tâm trạng, ý thức của mẹ, từ đó tác động đến tâm lý thai nhi.

Các bà mẹ nên thực hành hàng ngày những bài tập sau:

Bài 1: Người mẹ nhìn những cảnh đẹp, tranh đẹp trong lòng thư thái yêu đời rất có lợi cho tâm tính của đứa con sau này.

Cảnh đẹp có lợi cho thai phụ là: cảnh rạng đông, ráng chiều, cây xanh, hoa tươi, sơn thủy hữu tình, vườn cảnh. Những khung cảnh đẹp trong các buổi trình diễn nghệ thuật như ca múa nhạc, kịch tươi vui nhẹ nhàng...

Tranh, ảnh chọn lọc (về chủ đề, màu sắc) như: tranh các em bé đẹp, tranh phong cảnh, bức ảnh của những người tôn quý (ảnh Phật, ảnh Chúa, ảnh thiên thần...) . Tránh nhìn những gì xấu xa, hung bạo, quái gở.

Xem thêm: ảnh em bé dễ thương


Bài 2: Người mẹ ngắm những đứa trẻ đáng yêu, những người mình thương mến, trân trọng, tôn kính.

Bài 3: Nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, có hoa tươi trong phòng.

Bài 4: Người mẹ trang điểm nhẹ, ăn mặc thanh lịch trang nhã để tự tin với hình ảnh của mình. Khi người mẹ soi gương cà cảm thấy hài lòng về hình ảnh bản thân sẽ liên tưởng tới hình ảnh đẹp của bé trong tương lai.

Thai giáo bằng thính giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.


Thai giáo bằng thính giác

Thính giác là phần phát triển trội nhất trong 5 giác quan của thai nhi. Bộ phận tai hình thành ngay sau khi trứng thụ tinh được 6 tuần. Bào thai bắt đầu lắng nghe tích cực ở tuần 24 (tháng thứ 6 của thai kỳ). Các nhà khoa học quan sát qua siêu âm thai nhận thấy thai nhi nghe và trả lời một xung động âm thanh bắt đầu từ khoảng 16 tuần tuổi, ngay cả trước khi tai phát triển hoàn chỉnh.

Khi đã được 5 tháng, thai nhi có cơ quan thính giác tương tự như người lớn. Cùng với sự phát triển của não ( tháng thứ 4 não phát triển gần hoàn chỉnh), thai nhi có thể từng bước ghi nhớ các loại nhạc. Âm thanh được truyền sớm nhất vào não là tiếng mẹ. Nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng người Anh Yuhudi Menuhin tin rằng tài năng âm nhạc của ông một phần thực tế là cha mẹ ông luôn ca hát và chơi nhạc trước khi ông sinh ra. Vì lý do này, hầu hết các chương trình giáo dục thai nhi chính thức được thiết kế để bắt đầu trong tháng thứ ba.

Các bà mẹ có thể thực hiện một số bài tập sau:

Bài 1: Nghe nhạc, phát triển trí não và tâm hồn trẻ

Thích hợp với thai nhi từ tháng thứ 3.
  • Mỗi tuần nghe ít nhất 2 lần, mỗi lần khoảng 10 - 30 phút.
  • Người mẹ nằm thư giản nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, du dương. Có thể là nhạc cổ điển, nhạc dân ca, nhạc không lời.
  • Hoặc dùng tai nghe lớn áp vào bụng và mở nhạc cho bé nghe nếu bạn cần tập trung làm việc hay sợ ảnh hưởng đến người khác. Nhớ lưu ý điều chỉnh cường độ âm thanh vừa đủ nghe trước khi áp vào bụng cho bé nghe.
  • Lý tưởng nhất là mẹ và bé được lắng nghe tiếng nhạc từ thiên nhiên: tiếng chim hót, lá reo, nước chảy.
Nghe nhạc trước và sau khi sinh sẽ giúp bà mẹ và em bé bớt căng thẳng, quá trình sinh nở dễ dàng, thoải mái hơn, trẻ sẽ bớt quấy khóc.
Nếu con người nghe những âm thanh như những bản giao hưởng nổi tiếng của Beethoven, những bản sonat của Schubert, Mozart, Chopin... thì con người sẽ có những tính cách anh hùng, đại trượng phu... Còn nghe những bản nhạc thời hiện đại nghe lắm chỉ sinh ra những con người hạn hẹp đầu óc, những kẻ bần tiện tiểu nhân (Trích thai giáo - Tủ sách thực dưỡng)
Lưu ý khi cho con nghe nhạc:

- Thể loại: Cần tuyển chọn nhạc thật cẩn thận, không tùy tiện nghe bất kỳ loại nhạc nào. Loại nhạc "chát chúa" với cường độ âm thanh mạnh ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé. Hơn nữa, nghe nhạc với cường độ mạnh thường khiến tim của bé đập nhanh hơn dễ làm bé bị giật mình. Tiết tấu nên chậm, sảng khoái, tốt nhất là nhạc không lời. Một số nghiên cứu gợi ý rằng, nhạc có giai điệu du dương, nhẹ nhàng hay có tiết tấu rộn rã đều có thể giúp bé thư giản hoặc kích thích nhịp tim của bé đập nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, sự thay đổi nhịp tim ở bé có liên quan đến nhịp thở. Do đó, nếu phải nghe những bản nhạc sôi động trong thời gian dài thì có thể khiến bé mệt mỏi.

- Thời gian: Nên chọn nghe nhạc lúc thai nhi hoạt động, tức là khi thai nhi thức. Thường trước lúc đi ngủ mỗi buổi tối là thích hợp nhất.

- Vị trí, âm lượng: Người mẹ mang thai cần cách xa loa khoảng 1,5 - 2 mét, hướng âm thanh có cường độ vừa đủ nghe (khoảng 65 - 70 Đêxiben). Phụ nữ mang thai bụng to có thể tăng âm lượng lên một chút. Phụ nữ mang thai bụng hơi nhỏ thì âm lượng cũng nên giảm đi một chút. Cùng với thai nhi, người mẹ cũng nên nghe những giai điệu nhạc mình yêu thích để có tâm lý thoải mái, khoáng đạt.

- Không nên lạm dụng âm nhạc dành cho bé vì bé cần thời gian yên tĩnh để ngủ.

Bài 2: Nói chuyện, kể chuyện, hát cho thai nhi nghe



Việc thường xuyên nói chuyện, kể chuyện và hát cho thai nhi nghe có tác dụng giúp tăng tình cảm cha mẹ và con, vợ và chồng (nếu chồng bạn cùng tham gia).
  • Thai nhi cần nghe những lời nói êm dịu, yêu thương, những bài hát nhẹ nhàng trong sáng, lặp đi lặp lại, đặc biệt là những bài hát ru. Mẹ có thể đọc cho con nghe những câu chuyện có tính giáo dục cao, những gương sáng của các danh nhân, những người tài đức hay bài thơ ngắn, có âm điệu nhẹ nhàng.
  • Người cha có thể hát cho thai nhi nghe, giọng trầm của người đàn ông có sức truyền thụ đến thai nhi dễ dàng hơn. Khi cha hát, người mẹ có thể vừa vuốt ve bụng mình và hát theo nhè nhẹ. Từ tuần 32 trở đi, thai nhi có thể nhớ được bản nhạc, bài hát mà mình vẫn nghe hằng ngày và sau khi sinh sẽ nhận ra được bài hát, bản nhạc đó.
  • Gọi tên con: việc vợ chồng cùng nhau đặt tên cho thai nhi sau lần bé đạp đầu tiên vừa có ý nghĩa gắn kết vợ chồng và cũng là một nội dung của thai giáo. Bạn có thể đặt cho bé những cái tên ngộ nghĩnh dễ thương, dễ gọi như Mít, Bắp, Pi, Alpha,Bambi, Tino, Su... để nói chuyện với con. Như thế, sau khi sinh ra, bé rất dễ giao tiếp với người lớn do bé đã quen thuộc với cái tên của mình khi còn là thai nhi.
Dạy con ngôn ngữ: tiếng Việt hoặc ngoại ngữ

Thích hợp với thai nhi từ 3 - 9 tháng.
  • Từ tháng thứ 3, mỗi ngày 2 lần, bố hoặc mẹ vỗ nhẹ vào bụng bầu trong vòng 2 phút, nếu đứa trẻ quẫy đạp (nghĩa là bé trả lời) thì tiếp tục vỗ nhẹ và chờ trả lời.
  • Sau khi thai nhi đã hình thành phản xạ với tín hiệu thì bố mẹ sẽ dạy con những tiếng đầu tiên. Mỗi lần người bố nói 1 tiếng đơn giản sẽ kèm theo một động tác nào đó nhất định như ấn nhẹ, vỗ nhẹ, gõ nhẹ ngón tay vào bụng mẹ.
Tác dụng của bài tập: Đứa bé sẽ biết nói và biết cách dùng những từ phức tạp rất sớm. Những đứa trẻ này sẽ có phản xạ nhanh hơn đối với những tác động từ bên ngoài, dễ thích nghi với ngoại cảnh, chụi lắng nghe bố mẹ nói lâu hơn, ít khóc, ít hờn dỗi hơn so với những đứa trẻ khác.


Bài tập này là kết quả thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ với sự tham gia của 700 người sắp làm bố mẹ. Một người tên R. Danienxo tham gia cuộc thí nghiệm đã áp má vào bụng vợ và nói: "Bé ơi, bố đây", thai nhi trả lời bằng cách đạp chân. Đấy là phản xạ trước tiếng nói. Khi đứa trẻ sinh ra, người bố ngay lập tức nói chuyện với đứa trẻ nhắc lại "bé ơi, bố đây". Nghe câu nói đó, bé quay lại nhìn bố. Đứa bé phát triển nhanh chóng một cách lạ thường. Mới 4 tháng em đã gọi mẹ và bố, lên 7 tháng đã bắt đầu biết đi, lên 15 tháng đã biết nói sõi những tiếng phức tạp.

Bằng cách này có thể dạy trẻ các nội dung như:
  • Toán học: Đọc cho con nghe từ 1 - 10, từ 1 - 100, phép cộng trừ đơn giản...
  • Tiếng Anh: đọc bảng chữ cái, những từ đơn giản, những đoạn hội thoại ngắn...
  • Đạo đức: đọc những câu chuyện thiếu nhi, chuyện danh nhân, gương người tài đức...

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai

Khi tử cung người mẹ đón nhận sự làm tổ của em bé, cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi để phù hợp với sinh lý mang thai. Quá trình này kéo dài từ khi thụ thai cho đến khi em bé được sinh ra. Hiểu rõ những thay đổi của cơ thể khi mang thai sẽ giúp các bà mẹ tương lai có thể nhận biết được sự thay đổi nào là bình thường, triệu trứng nào là bất thường cần đi khám thai ngay.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai
Những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ:

Hệ sinh dục

Tử cung: Thai nằm trong hố chậu khoảng 3 tháng đầu thai kỳ và nằm trong vùng bụng từ tháng thứ 4 trở đi, từ giai đoạn này thai lớn nhanh và "chiếm chỗ" các cơ quan "láng giềng" như hệ niệu quản, bàng quang, niệu đạo, đại tràng, trực tràng, đẩy cơ hoàng (cơ hô hấp chính của cơ thể) lên cao, gây khó khắn trong hô hấp...

Tuyến vú: Tuyến vú phát triển to, quầng vú sậm màu, xuất hiện các thể montgomery (do các tuyến bã phát triển, có nhiệm vụ giữ sữa trong các tuyến sữa luôn thơm, ngon).


Hệ Huyết Học

Máu: Máu thai phụ loãng hơn vì giữ nước (cơ thể cần thể tích dịch nhiều hơn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo nước ối), và số lượng hồng cầu hơi giảm, bạch cầu hơi tăng.

Mạch máu: Những tháng cuối thai kỳ, thai lớn đè lên hệ tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân.

Hệ Hô Hấp

Những tháng cuối thai kỳ, do thai to, đẩy cơ hoành lên trên, việc hít thở khó khăn hơn, mẹ thở nhanh, nông.

Hệ Tiêu Hóa

Ba tháng đầu là quá trình tiếp nhận em bé vào bụng mẹ, cơ thể mẹ chưa quen với sự có mặt của bào thai nên hay khó chịu, buồn nôn, nôn, thích ăn những thức ăn lạ, gọi là triệu chứng nghén.

Ba tháng giữa và cuối, thai to nhanh, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng, "lấn chỗ" các cơ quan như dạ dày, mẹ sẽ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, và nếu thai chèn ép vào đại tràng, mẹ có các triệu chứng táo bón.

Hệ Tiết Niệu

Thai "cạnh tranh chỗ" với bàng quang của mẹ, nên mẹ hay có các triệu chứng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít.

Ngoài ra, do sự chèn ép của bào thai, nhu động của bàng quang sẽ giảm, thai phụ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, lúc này các triệu chứng sẽ là: tiểu rát, tiểu gắt, tiểu đục, tiểu mủ, tiểu máu... Những trường hợp này nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị, vì các nhiễm trùng có thể gây nhiễm trùng vào thai và kích thích sinh non.

Hệ Thần Kinh

Trong thời gian mang thai, phụ nữ hơi mất cân bằng về tâm lý thần kinh nên khó tính hơn ngày thường một chút, dễ vui, dễ buồn vô cớ.

Hệ Cơ Xương Khớp

Cột sống ưỡn, mất can-xi, các khớp cùng chậu, khớp vệ giãn ra trong những tháng cuối để quá trình sinh được dễ dàng, điều này gây cho thai phụ các triệu chứng đau mỏi các khớp, lưng.

Xử trí các tình huống thường gặp:

1. Nôn, ối, ọe: Thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể mẹ, tuy nhiên một số bà mẹ có thể nôn ói trong suốt thai kỳ.


Thai phụ cần nghỉ ngơi, tránh lo lắng, không để cơ thể quá đói, quá no, nên "ăn vặt" các loại bánh, trái cây.

Khi muốn nôn thì nôn, nôn xong súc miệng, nghĩ ngơi, một lát sau hãy ăn lại, trước khi ăn nên thư giãn, ăn các loại thức ăn mình thích thật sự.

Ví dụ: Các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai là rất tốt, nhưng nếu bạn không uống được, lần nào uống vào cũng bị nôn, thì hãy chuyển qua sữa tươi, sữa trái cây, sữa đậu nành, phô mai, đậu hũ...

2. Khó thở: Tình trạng này xảy ra khoảng 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, tùy vào cơ địa của mẹ và trọng lượng của thai.

Để giảm bớt sự khó chịu, thai phụ cần tập đi bộ nhẹ nhàng, thoải mái, vừa đi vừa hít thở đều, sâu theo sức của mình. Khi ngủ, nên nằm nghiêng, hoặc có thể kê gối cao.

3. Đau lưng: Nên xoa bóp nhẹ vùng lưng, tắm nước ấm.

4. Đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn: Thai phụ nên ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.

Sau khi ăn, nên xoa nhẹ vùng dạ dày và đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm nghỉ ngay.

5. Táo bón: nên ăn nhiều rau xanh, trái cây như chuối, bắp, khoai lang, dầu mè, uống nhiều nước, tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh đứng hoặc ngồi lâu, tránh dùng thuốc nhuận tràng.

6. Phù chân: hạn chế đứng lâu, kê chân khi ngồi, nằm (nên ngồi với 2 ghế cao bằng nhau, một ghế ngồi, một ghế kê chân, sao cho chân và mông ở vị trí bằng nhau).

Trong thai kỳ của mình, các bà mẹ có thể gặp tất cả các triệu chứng trên, hoặc cũng có thể chỉ gặp một số triệu chứng trong số đó, tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu các thay đổi của mình không "giống" ai cả, thì cũng không cần lo lắng, vì mỗi người là một trường hợp riêng biệt, không ai giống ai. Chỉ cần phụ nữ quan tâm theo dõi sức khỏe và các dấu hiệu khác lạ của cơ thể mình trong suốt quá trình mang thai, nếu có gì bất thường thì hãy đi đến bác sĩ để được khám ngay.

Chuẩn bị mang thai - Bước đầu tiên quan trọng của thai giáo

Những việc cần chuẩn bị

Sức khỏe thể chất và tinh thần của hai vợ chồng rất quan trọng, là điều kiện cần thiết nhất để có một thai nhi khỏe mạnh, thừa hưởng được tố chất tốt nhất từ bố mẹ. Vì vậy vợ chồng trước khi gặp nhau để thụ thai cần lưu ý một số việc sau:


1. Hai vợ chồng cần được khám sức khỏe toàn diện trước khi định có con. Cần đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh, cả thể chất và tinh thần, đủ điều kiện sức khỏe để sinh con. Người vợ không có bệnh về răng miệng, không viêm nhiễm âm đạo. Người vợ cần được tiêm phòng Rubella.

2. Người vợ trong vòng 3 tháng trước khi thụ thai không nên uống kháng sinh, thuốc tránh thai.

3. Chồng không hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê, nói chung là kiêng các loại chất kích thích trong một tháng, ít nhất 10 ngày.

4. Vợ ăn uống tốt, trước khi có thai 3 tháng nên uống sữa dành cho phụ nữ mang thai, uống viên bổ sung sắt, axit foxit và canxi.

5. Hai vợ chồng gặp nhau khi quan hệ khi thời tiết đẹp (không xấu trời), tình cảm giao hòa, cùng nghĩ về hình ảnh đứa con tương lai. Khi thụ thai, tình yêu mặn nồng của hai vợ chồng dành cho nhau có ảnh hưởng rất quan trọng đối với thai nhi. Đứa con là kết tinh của tình yêu sẽ thừa hưởng được những gì đẹp nhất, tốt nhất của bố mẹ.

6. Luôn tâm niệm: "đặt con vào dạ, là mạ đi tu", người mẹ tâm thể hạnh phúc, lạc quan, ôn hòa, yêu thương đón đợi bé.

7. Quan hệ gia đình gắn bó, quan tâm, thông cảm, biết chia sẻ, yêu thương nhau giữa các thành viên.

8. Chuẩn bị về kinh tế để người mẹ yên tâm dưỡng thai, ăn uống đủ chất, yên tâm về việc nuôi con.

9. Chuẩn bị nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, trang trí thẩm mỹ, lý tưởng nhất là có cây xanh, có nơi nghỉ ngơi riêng cho người mẹ.

10. Chuẩn bị phương án sinh con và nuôi con ở đâu, ai chăm sóc hai mẹ con trong tháng đầu sau sinh...

Ngoài ra, để hỗ trợ cho thời kỳ mang thai, vượt cạn để dễ dàng và chăm sóc bé tốt hơn, bạn nên tham gia những lớp tiền sản, tại đây bạn sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết về mang thai và sinh sản. Có như thế, bạn mới không rơi vào trạng thái tâm lý sôt ruột, sợ hãi.

Những điều cần tránh khi chuẩn bị mang thai:

1. Không giao hợp để có thai sau khi uống rượu, bia. Nếu có giáo hợp cần áp dụng các biện pháp tránh thai.

2. Không mang thai trong thời gian có dịch bệnh (dù vợ chồng đều không mắc).

3. Không mang thai khi một trong hai người đang bệnh, hoặc vừa khỏi bệnh nặng phải dùng thuốc kháng sinh.

4. Tránh ngày con nước (3 ngày trước rằm và mùng 1 âm lịch) và khi thời tiết xấu. Ca dao Việt Nam xưa cũng có câu nhắc nhở:

"Phải ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng có con"

5. Tránh giờ Tý (từ 23 giờ đến 1 giờ sáng), rất hại sinh lực, tổn dương khí.


Những điều cần tránh khác:

1. Không nhuộm tóc: phụ nữ mang thai, chuẩn bị có thai hoặc cho con bú không nên đổi màu tóc vì những hóa chất độc hại có thể làm dị dạng thai nhi và đi qua sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Tránh dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

3. Tránh ăn thực phẩm đóng hợp, đóng chai.

4. Hạn chế dùng đường, bột ngọt, nước đá.

5. Người chồng cần tránh rượu, bia, không hút thuốc lá, đặc biệt khi ở bên cạnh vợ.

Kinh nghiệm thai giáo và vấn đề thai giáo ở Việt Nam hiện nay

Kinh nghiệm thai giáo ở Việt Nam

"Gia Huấn Ca" xưa đã chỉ bảo về Thai giáo:

"Khi thai sản quan phòng gìn giữ

Học cổ nhân huấn tử trong thai

Dâm thanh nhớ để ngoài tai

Ác ngôn chớ chút động lòng sởn sơ.

Từ xuất nhập, khởi cư, hành động

Có lễ nghi nghiêm trọng đoan trinh

Đừng ngồi chính đại quang minh

Cho bằng phẳng thế, chớ nghiêng lệch mình."

Bí quyết sanh dưỡng của Danh y Tuệ Tĩnh

Theo Danh y Tuệ Tĩnh, "Âm dương hòa hợp thì muôn vật sinh, tinh huyết giao cảm thì thai nghén lành...Phàm động vật lúc mới thai nghén cũng giống như thực vật kết hột, cốt được yên lặng ôn hòa thì mới thành được quả, nếu bị rét, nắng, gió sương lay chuyển thì không khỏi điêu tàn.


Trong vạn vật thời chỉ có loài người được bẩm thụ chánh khí của trời đất, gồm cơ trí muôn vật vượt sáng suốt của trăm loài, cho nên, lúc sinh đẻ, nuôi nấng, so với mọi loài vật đều khác xa. Lấy lai lịch loài người mà nói, thì phép dưỡng thai rất quan trọng, thời kỳ mang thai là rất quan hệ, vì có tổ tiên mới sinh ra con cháu, có con cháu mới nối dõi tổ tiên. Cho nên, trong lúc thai nghén cần và phải giữ gìn điều dưỡng, không nên xem thường
".

Kinh nghiệm thai giáo và vấn đề thai giáo ở Việt Nam hiện nay
Nên làm, nên kiêng khi thai nghén:

1. Ý: nên vui vẻ, kiêng lo nghĩ

2. Cơ thể: nên vận động, kiêng ở dưng (nhàn rỗi)

3. Lòng: nên tiết độ, kiêng thèm muốn

4. Ở: nên mát mẻ, kiêng nóng bức

5. Ăn: nên ấm áp, kiêng nguội lạnh

6. Mặc: nên thích ứng thời tiết, kiêng quá lạnh, quá nóng

7. Gân cốt: nên thường vận động, kiêng đứng lâu

8. Thân thể: nên điều hòa hơi thở, kiêng ngồi lâu

9. Chân nên đi bách bộ, kiêng đi lâu

10. Lưng: nên trăn trở, kiêng nằm lâu

11. Nằm: nên ổn định, kiêng nghiêng lệch

12. Ngồi: nên ngay ngắn, kiêng siêu vẹo

13. Đứng: nên thẳng hàng, kiêng co chân

14. Nói: nên hiền lành, kiêng quỷ quyệt

15. Mắt: nên trông cái tốt, kiêng xấu xa, ô uế

16. Tai: nên nghe chuyện tốt lành, tránh nghe tiếng thô bỉ dâm tà.

Tuân thủ, không làm trái những điều trên sẽ sinh con ngoan, tài giỏi hơn người


Lời khuyên của Hải Thượng Lãn Ông và nuôi dưỡng thai nhi:

"Nhũng phương pháp tốt khi đẻ" là một phần trong pho Lãn Ông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông. Trong lời nói đầu, Hải Thượng Lãn Ông ghi: "Quy luật sinh hóa của thiên nhiên rất mầu nhiệm, âm dương bốn mùa sinh trưởng hóa sinh, huống gì đối với con người há không có sự nuôi dưỡng chu đáo hay sao?",

Và ông đưa ra vài điều khuyên dạy:
  • Có thai và sinh đẻ là hiện tượng tự nhiên bình thường của phụ nữ, nếu thai phụ khỏe mạnh, khí huyết sung túc, tinh thần đầy đủ, thư thái thì việc sinh đẻ tự nhiên như người ngủ tỉnh dậy, thai có xu thế tự nhiên tìm đường ra. Nếu thai yếu thì nên bổ khí dưỡng huyết. Khi sinh đẻ cần được bà đõ lành nghề, sản phụ không nên rặn quá sớm.
  • Khi sắp sinh, sản phụ cần an tâm định chí, thoải mái tự nhiên, gắng chụi đau. Bình thường thì đến thời điểm chín muồi thì tự nhiên đẻ như người đi đại tiện, như quả chín tự nhiên rụng.
  • Khi sắp đẻ không nên nằm co mà ngủ, nên gượng dậy đi lại trong phòng.
  • Sắp đẻ chớ nên bói toán, cầu cúng mà hoang mang.
Hải Thượng Lãn Ông còn chỉ ra 7 nguyên nhân làm khó đẻ:

1. Vì nhàn rỗi quá làm cho khí huyết kém lưu thông. Thường thấy phụ nữ nông thôn lao động chân tay lại dễ đẻ.

2. Vì bồi dưỡng quá thừa thãi. Thường thấy phụ nữ ăn uống sinh hoạt bình lại dễ đẻ.

3. Vì ham dục làm thai động hao tổn khí huyết. Thường 3 tháng đầu, 3 tháng cuối dễ bị ảnh hưởng hơn.

4. Vì lo sợ hoang mang.

5. Vì nhút nhát, nhất là ở sản phụ đẻ con so hay sản phụ tuổi thọ cao.

6. Vì quá sợ hoảng hốt, vội rặn sớm thai không ra bình thường.

7 Vì đuối sức rặn sớm quá.

Phương pháp thai giáo hiện nay:

Những bài viết hay Tham luận trong các Hội thảo của các chuyên gia về Thai giáo ở Việt Nam hiện nay thường nêu ra 14 kỹ năng, chia thành 5 bài học.


14 kỹ năng cơ bản là:
  1. Ru và hát
  2. Nựng nụi
  3. Dỗ dành
  4. Xoa bụng bằng ngón tay yêu thương
  5. Nghe nhạc thích hợp, du dương, êm ái
  6. Đọc văn thơ và nói những lời trìu mến
  7. Nghĩ đến thai nhi một cách trân trọng, chờ mong
  8. Để ý đến tư thế đi, đứng, nằm, ngồi
  9. Kể chuyện vui tươi
  10. Hội bạn bè nâng niu người mẹ và thai nhi
  11. Xem và bình phẩm tranh ảnh nghệ thuật
  12. Quan tâm, săn sóc người mẹ
  13. Tạo không khí tốt đẹp trong gia đình
  14. Cả nhà cùng yêu thương và chăm sóc cho người mẹ
5 Bài học:

1. Thính giác: nên nghe nhạc du dương và nhạc thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, lời nói dụi dàng trong gia đình.

2. Thị giác: nên xem những cảnh đẹp, tranh đẹp, hình ảnh những người mẹ yêu thương con.

3. Khứu giác: nên tìm những mùi hương mình thích, mùi hương của hoa cỏ.

4. Xúc giác: nên xoa nhẹ lên bụng.

5. Vị giác: nên ăn uống những món nào mình thích.

Nói chung, nên có một tâm lý lạc quan, xem thai nhi là món quà quý giá mà cả gia đình đang mong chờ đón nhận. Người mẹ cần luôn vui vẻ lạc quan và tránh những cảm xúc tiêu cực vì khoa học đã chứng minh cơ thể người mẹ sẽ tiết ra rất nhiều chất Adrenaline khi tức giận, chất Cholamine khi sợ hãi, chất Endorphine khi người mẹ hanh phúc, và những chất đó đều ảnh hưởng đến trẻ thông qua cuống rốn của thai nhi.

Kinh nghiệm thai giáo ở các nước

Thai giáo rất quan trọng trong thời kì đầu phát triển của trẻ, vậy các nước khác thai giáo khác nhau như thể nào? Dưới đây là kinh nghiệm thai giáo ở các nước.

TRUNG QUỐC


Ở Trung Quốc, những vấn đề liên quan đến việc giáo dục thai nhi có lịch sử rất lâu đời, từ hơn một ngàn năm trước. Nhiều sách cổ ở Trung Quốc có ghi lại học thuyết giáo dục thai nhi.

Trong cuốn "Trục nguyệt dưỡng thai pháp", Từ Chí Tài đời Bắc Tề yêu cầu thai phụ "ăn tinh uống chín, ăn canh cá, ăn thịt bò dê, không để cơ thể mệt nhọc, không ở yên bất động một chỗ, phải ra ngoài dạo chơi". Đồng thời yêu cầu thai phụ mặc đồ dày, tắm ánh nắng ban mai, tắm rửa giặt giũ thường xuyên, hạn chế gần gũi chồng.

Trong cuốn "Chư bệnh nguyên hậu luận" đời Tùy nói: Muốn con tài đức thì phải đoan chính, hòa nhã, đứng ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn bậy bạ, miệng không nói điêu ngoa, tâm không có tà ý.

Danh y nổi tiếng đời Đường là Tôn Tư Mạc nói rõ trong "Thiên kiêm yếu phương" của ông về cách dưỡng thai từng tháng, đưa ra yêu cầu về việc ăn ngủ đi lại của thai phụ.

Trong "Cổ kim đồ thư tập thành - Nhất bộ toàn lục" đời Thanh có học thuyết dạy thai nhi khá đầy đủ, hệ thống, tập hợp các nội dung có liên quan đến giáo dục thai nhi thời cổ đại, đặt tên là "Tiệu nhi vi sinh thai dưỡng môn". Trọng tâm của những học thuyết này là: thai nhi không ngủ li bì trong cơ thể mẹ, mà ngay từ khi mới hình thành đã chụi ảnh hưởng bởi sự thay đổi tâm sinh lý của người mẹ; yêu cầu trong thời kỳ mang thai, thai phụ phải tu tâm dưỡng tính, không được để thất tinh (mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn) làm ảnh hưởng.

"Liệt nữ truyện" có viết: "Phụ nữ mang thai, nằm không lệch về một phía, ngồi không nghiêng ngã, đứng không xiêu vẹo", "Mắt không nhìn ố sắc, tai không nghe dâm thanh... như thế thì mới sinh con dung mạo đoan chính, tài đức hơn người".

Những tài liệu này cho thấy, nền giáo dục Trung Quốc từ xưa đã coi trọng tính cách "thiêng liêng hơn muôn loài" (linh ư vạn vật) của con người nên đã sớm quan tâm đến vấn đề "thai giáo". Người xưa đã khám phá phương pháp dạy thai nhi qua con đường tiềm thức để từ đó mở đường cho việc truyền đạt tri thức qua con đường ý thức sau khi trẻ chào đời.

HOA KỲ

Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng tinh thần có ảnh hưởng đến cơ thể. Floyd Bloom khẳng định: tâm trạng tiêu cực sẽ sản sinh những ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể người, đồng thời đưa ra khái niệm y học thân tâm, ngầm chỉ tâm trạng của thai phụ sẽ ảnh hưởng đối với thai nhi.


Tiến sĩ Thomas R. Verny đề cập đến sự phát triển tri thức và tâm lý của bào thai, vạch ra tầm quan trọng của việc giao lưu tình cảm giữa người mẹ và thai nhi trong cuốn The Secret Life of the Unborn Child. Ông cho rằng thai nhi có cảm giác và tư duy, và do đó, hoạt động tâm lý của thai phụ, nhất là tình thương của người mẹ, có ảnh hưởng rất tích cực tới thai nhi. Trong suốt thai kỳ, sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng và trạng thái tâm lý của người mẹ. Do vậy, để thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh, người mẹ cần biết những gì nên và không nên để phòng tránh trong suốt thời kỳ mang thai.

Trường Đại học thai nhi ở Mỹ

Năm 1977, một chuyên gia khoa sản của Mỹ đã thành lập một trường Đại học đặc biệt - trường đại học dành riêng cho thai nhi, chuyên hướng dẫn thai phụ cách giáo dục thai nhi. Phương thức dạy học là trò chuyện với thai nhi một cách có hệ thống, cho nghe nhạc, vỗ và xoa ở các vị trí nhất định trên bụng thai nhi. Trò chuyện nhiều với thai nhi, dạy thai nhi nhận ra giọng nói của bố mẹ. Phương pháp này giúp trẻ sau khi chào đời phát triển tốt hơn và học tập tốt hơn. Đến năm 2007, số học sinh đã có hơn 800 em. Học sinh sau khi chào đời vài tiếng đã có thể có được mũ cử nhân và bằng tốt nghiệp do nhà trường phát.

Giáo trình của trường gồm:

- Bài tập ngôn ngữ: Người mẹ dùng một máy phát âm đặc biệt hướng vào phía thai nhi và cho con nghe đi nghe lại các câu chữ.

- Bài tập âm nhạc: Người mẹ cho máy phát tiếng nhạc hướng về phía phần bụng mình.

- Bài tập vận động: Cho thai nhi luyện tập các động tác "đá vào bụng mẹ".

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: phương pháp giáo dục như vậy giúp cho sự phát triển tư duy của bé. Khi chào đời, bé có thể học tập dễ dàng hơn. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp trí não trẻ phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thần kinh của bé phát triển. Ngoài ra, trường học dành riêng cho thai nhi này còn khuyến khích các ông bố cùng tham gia giáo dục trẻ sơ sinh. Làm như vậy, vừa có thể củng cố mối quan hệ gia đình, lại có thể làm cho thai thông minh, nhanh nhận biết được cha mẹ đồng thời dễ hiểu được ngôn ngữ và chữ số hơn.

NHẬT BẢN

Nhật Bản là nước rất coi trọng thai giáo và phổ biến thai giáo cho toàn dân. Các học thuyết về thai giáo kết hợp với kinh nghiệm dân gian được lưu truyền bằng nhiều cách. Khi y học phương Tây du nhập vào Nhật Bản, do người Nhật chưa kịp thời nghiên cứu ngay từ ban đầu ý nghĩa chân thực của "thai giáo" nên trong một thời gian dài người ta nhầm tưởng "thai giáo là mê tín".


Nhưng 20 năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bảo của kinh tế và khoa học kỹ thuật, các chuyên gia y học cùng với các chuyên gia giáo dục ở Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật và thiết bị tiên tiến hiện đại, đưa ra các phương pháp như y học về thai nhi, giáo dục tâm lý ở giai đoạn thai nhi, làm sáng tỏ cơ sở khoa học và các phương pháp của môn khoa học thai giáo. Nhờ đó Nhật Bản đã trở thành quốc gia tích cực nhất trong việc đề xướng thai giáo trên thế giới.

Đầu tiên, các chuyên gia y học Nhật Bản tiến hành các kích thích trực tiếp vào chân tay thai nhi, quan sát, ghi lại những phản ứng của thính giác, thị giác và xúc giác. Kết quả cho thai, thai nhi bình thường sau 5 tháng tuổi có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài truyền vào trong tử cung, đồng thời có thể nhìn thấy được những tia sáng từ bên ngoài xuyên qua tử cung. Ánh sáng này làm trẻ có phản ứng nhắm một mắt lại.

Một giáo sư người Nhật chứng minh rằng âm thanh bên ngoài cơ thể người mẹ thực sự có thể truyền đến tai thai nhi làm thai nhi có thể nghe thấy âm thanh. Ông cũng dùng máy ghi âm ghi lại nhịp tim của người mẹ và tiếng chảy của dòng máu, sau đó cho trẻ mới sinh nghe khiến bé cảm thấy yên tâm và không khóc quấy nữa.

Sau này, ông lắp đặt những thiết bị có thể phát ra những âm thanh như vậy, rồi đặt bên tai một đứa trẻ đang quấy khóc để tiến hành thí nghiệm, quả nhiên đứa trẻ lập tức ngừng khóc và ngoan ngoãn ngủ say. Nếu làm thi nghiệm này đối với một đứa trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thì kết quả càng thể hiện rõ hơn. Hiện tượng này chứng tỏ, khi trẻ còn trong bụng mẹ đã biết học nghe âm thanh và ghi nhớ những âm thanh quen thuộc trong cơ thể người mẹ.

NƯỚC ANH

Theo báo cáo được ghi lại từ các kết quả nghiên cứu tại Học viện Tâm lý học Trường Đại học List của Anh, một nhóm các nhà nghiên cứu âm nhạc đã tiến hành nghiên cứu 11 phụ nữ mang thai, yêu cầu các bà mẹ tự chọn một bản nhạc rồi nghe thường xuyên trong 3 tháng trước khi sinh, có thể là nhạc cổ điển, nhạc rock, nhạc hiện đại.

Sau khi bé sinh trong vòng một năm, các bà mẹ này không được cho trẻ nghe bất kỳ loại nhạc nào. Đến khi 11 đứa bé này tròn 1 tuổi, người ta mới tiến hành khảo sát và đo lường.


Người ta cho trẻ nghe bản nhạc mà chúng từng nghe khi còn trong bụng mẹ, đồng thời cho các bé nghe cả những loại nhạc mà chúng chưa từng được nghe bao giờ.

Kết quả cho thấy: 11 đứa trẻ đều chú ý đến bản nhạc mà chúng từng được nghe, khoảng thời gian bé chăm chú hướng về phía phát ra tiếng nhạc khá dài. Người ta cũng so sánh nhóm này với nhóm 11 đứa trẻ bình thường khác chưa từng được nghe nhạc thì kết quả cho thấy chúng đều không tỏ ra quá chú ý hay quá quan tâm đến bất kỳ một loại hình âm nhạc nào. Hơn nữa, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, trẻ sơ sinh tiếp nhận rất nhanh tiết tấu âm nhạc của những bài hát mà chúng chú ý.

NƯỚC PHÁP

Viện khoa học Sức khỏe Y tế Paris - Pháp, vào khoảng những năm 80 cũng làm một cuộc thí nghiệm về thai giáo. Năm 1985, nhận lời mời của chính phủ pháp, đoàn đại biểu Trung Quốc đã thăm chính thức nước Pháp. Trong thời gian thăm viếng, một trong những thành viên của đoàn đại biểu - giáo sư phôi thai học trường Đại học Y Bắc kinh, chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh trong ống nghiệm Lưu Bân đã nhận lời mời của các chuyên gia về sinh sản học của Viện đi tham quan một thí nghiệm về thai giáo.


Trong cuộc tham quan, các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng kiến một người phụ nữ 28 tuổi đang mang thai học cách thai giáo. Bắt đầu từ tháng thứ 8, cứ cách một ngày người phụ nữ này lại đến Viện Khoa học Sức Khỏe để thai giáo bằng âm nhạc.

Phương pháp thai giáo bằng âm nhạc như sau: các bác sĩ đặt tai nghe bên trên bụng người mẹ và bịt tai người mẹ lại để cô không nghe được âm thanh từ tai nghe phát ra. Sau đó, người mẹ nhắm mắt lại và thả lỏng cơ thể trong trạng thái nằm thoải mái. Lần nào, các bác sĩ cũng cho con nghe cùng một bản nhạc, cứ như vậy kéo dài cho đến khi sinh con.

Khi đứa trẻ được 3 ngày tuổi, để trắc nghiệm xem đứa trẻ có nhớ gì về bản nhạc mà nó đã từng nghe trước khi sinh hay không, người ta đặt nó nằm trong một chiếc ghế, ở dưới có giá đỡ để giúp nó bú sữa một cách thoải mái, cả người đứa trẻ được quấn vững trên giá đỡ nhưng hai tay vẫn để tự do.
Khi nghe thấy tiếng nhạc quen thuộc khi còn nằm trong bụng mẹ thì đứa trẻ có những biểu hiện như mút sữa theo giai điệu, hai tai cũng làm những động tác cũng theo giai điệu của bản nhạc.

Khi người ta tắt bản nhạc đó đi hoặc thay bản nhạc khác, thì đứa trẻ không uống sữa nữa, hai tay cũng không đưa đi đưa lại hoặc nếu có đung tay thì cũng không theo một quy tắc nào cả. Thí nghiệm này chứng tỏ rằng, thai nhi trước khi chào đời có thể có khả năng cảm thụ giáo dục, và đứa trẻ dù đang trong giai đoạn thai nhi cũng đã có trí nhớ, sau khi ra đời vẫn nhớ lại được.

BACK TO TOP