Home » » Thai giáo bằng xúc giác

Thai giáo bằng xúc giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.


Thai giáo bằng xúc giác

Nhiều người nghĩ thai nhi được sự bảo vệ của nước ối nên nếu cuộc sống của người mẹ có đảo lộn thì cũng không có vấn đề gì đến trẻ, hay cho rằng các động tác xoa bóp bên ngoài thành bụng người mẹ không thể tác động đến thai nhi vì thành nước ối rất dày... Nhưng khi bạn biết về các cơ quan cảm nhận trên da của bé, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ. Da là bộ não thứ 2, "là bộ não mỏng và có bề mặt rộng" của trẻ. Ngay từ tháng thứ 4, thai nhi đã mút tay và tự xoay người được trong nước ối. Khi bé cử động, bề mặt da sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc và truyền tín hiệu lên não. Do đó, thai nhi có thể nhận biết cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng hay quá mạnh.

Những cảm giác trên bề mặt da mà thai nhi cảm nhận được là do tác động của sự co bóp có quy luật của tử cung người mẹ. Tử cung không ngừng co bóp, sự co bóp này kích thích nước ối, qua đó kích thích lên da của thai nhi, lam thai nhi cảm thấy dễ chịu hay khó chịu. Khi vợ chồng cãi nhau trong thời gian mang thai thì áp lực mà người vợ phải hứng chịu sẽ làm tử cung trở nên cứng và co lại. Do những cơn co bóp này không mạnh như khi sinh nên có thể người mẹ không biết. Nhưng thai nhi đang nằm bồng bềnh trong nước ối sẽ bị áp lực nén xuống và tạo cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên, sự co bóp của tử cung cũng có thể mang lại những tác động tốt cho sự phát triển của thai nhi, với điều kiện đó là sự co bóp tích cực như khi người mẹ đi bộ. Nếu có điều kiện đi bộ trong vườn hoa, rừng cây hay một khoảng không gian thiên nhiên nào đó thì không tốt gì hơn. Bởi vì đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp tử cung co bóp theo quy luật, tạo cảm giác dễ chịu cho cả mẹ và bé.

Xúc giác có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ. Trẻ sơ sinh rát thích tiếp xúc vào da, người lớn cũng rất thích cảm giác này. Sự tiếp xúc da thịt giữa hai người thể hiện sự tin tưởng nhau luôn là cảm giác thích thú đối với mỗi người. Những cảm giác này được hình thành từ những ảnh hưởng đầu tiền của người mẹ đối với thai nhi. Khi cảm nhận được niềm vui từ người mẹ thì thai nhi cũng cảm thấy hạnh phúc, yên tâm lớn lên trong trạng thái tâm lý tốt.

Vì vậy chúng tôi gợi ý một số bài tập tác động lên xúc giác:

Bài 1: "Trò chơi đạp bụng": Khi thai nhi được 5 tháng, có hiện tượng đạp bụng mẹ (máy) lần đầu tiên, thai phụ vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ vào vùng bụng bị đạp. Đợi thai nhi đạp lần tiếp theo. Thông thường sau 1 - 2 phút, thai nhi sẽ đạp tiếp. Thai phụ lại vỗ nhẹ mấy cái rồi thôi. Một lát sau thai nhi sẽ đạp, thai phụ thay đổi vị trí vỗ để dẫn dắt thai nhi vận động, thai nhi sẽ đạp ở vị trí vỗ. Trò này có thể chơi giữa mẹ và con, bố và con, anh/chị em. Số lần chơi ngày 2 lần, mỗi lần vài phút. Lưu ý động tác nhẹ nhàng, chậm. Nên thực hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào lúc gần tối, lúc này thai nhi cử động nhiều nên dễ dàng chơi cùng bé.

Sau 2 tháng chơi đùa, tạo phản xạ cho bé, thai phụ có thể tăng thêm một số nội dung như gõ nhẹ, xoa nhẹ, ấn nhẹ, lắc nhẹ,... Đồng thời với các động tác chơi đùa trên, chúng ta nên nói chuyện cùng bé. Ví dụ: "Mẹ đang vuốt ve con đó","Con ngoan, mẹ con mình cùng chơi nhé",...

Bài 2: Người mẹ mát-xa bụng nhẹ nhàng như đang giao tiếp, vuốt ve con mình. Tốt nhất người mẹ nên vừa mát-xa vừa tâm tình cùng con.

Bài 3: Người mẹ được người bố xoa lưng, mát-xa bụng cũng là cách tác động rất lớn đến tâm trạng người mẹ và làm em bé trong bụng thấy hạnh phúc, yên tâm.

Bài 4: Người mẹ đi bộ, thả lỏng cơ thể.

Bài 5: Người mẹ đung đưa người theo nhạc, di chuyển nhẹ nhàng theo nhạc.

Những bài tập tác động lên giác quan xúc giác của thai nhi, hay còn gọi là bài tập xoa bóp, đối thoại với thai nhi bằng ngôn ngữ cơ thể của bố và mẹ, sẽ giúp thai nhi có những phản ứng đáp lại, duỗi cánh tay, đạp chân, chuyển động đầu và toàn thân. Tác dụng của các bài tập này không chỉ làm cho mối quan hệ của bố mẹ, bố mẹ và thai nhi thêm thân thiết mà còn bồi dưỡng khả năng học tập của thai nhi, có lợi cho sự phát triển về tình cảm, cảm xúc, tâm hồn và trí tuệ của thai nhi. Trẻ được bố mẹ tập cho các bài tập này sẽ biết đứng và đi nhanh hơn các bé khác.

Tạp chí mẹ yêu bé tổng hợp tin tức về sức khỏe và làm đẹp cho mẹ và bé. Gửi tâm sự và chia sẻ của bạn đến vinguyen2302@gmail.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của bạn và đăng tải lên website trong thời gian sớm nhất.

0 comments:

Post a Comment

BACK TO TOP