Một số loại thức ăn cần thiết cho phụ nữ mang thai

Mang thai là thời kỳ mà thể trạng người phụ nữ có nhiều biến đổi đặc biệt nhạy cảm. Nguồn dinh dưỡng từ người mẹ sẽ san sẻ cho thai nhi. 

Vì vậy bà mẹ cần ăn uống đầy đủ từ tất cả nguồn thức ăn phong phú. Tuy nhiên, bà mẹ cũng cần biết lựa chọn những loại thức ăn nào tốt nhất cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Một số loại thức ăn sau đây sẽ cũng cấp cho em bé của bạn nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất.

Một số loại thức ăn cần thiết cho phụ nữ mang thai

Cá hồi


Phụ nữ mang thai khuyến khích nên ăn cá hồi vì trong cá hồi có chứa axit béo không no DHA rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra chất DHA giúp các bà mẹ cải thiện được những xáo trộn tâm lý gây nên bệnh trầm cảm, buồn bã sau khi sinh con. Mặc dù cá hồi chứa ít độc tố thủy ngân hơn những loại cá biển khác nhưng phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300gr cá hồi một tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân.

Thịt bò


Thịt bò là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng và rất ngon miệng. Trong thịt bò nạc rất giàu protein, chất sắt, vitamin B6, B12, kẽm và đặc biệt là colin. Đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cả mẹ và con. Colin là một chất kích thích não bộ thai nhi phát triển nên rất cần được bổ sung trong thực đơn của thai phụ. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn quá nhiều để tránh tăng lượng cholesterol trong máu.

Trứng

Trứng gà có đến 8 loại axit amin. Đây là loại thực phẩm có giá trị sinh học cao bởi lượng protein trong trứng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Lòng đỏ trứng là một trong số ít nguồn thực phẩm tự nhiên chứa Vitamin D - một vitamin thiết yếu giúp xương của mẹ và bé chắc khỏe. Ngoài ra trong trứng gà còn có các thành phân như lipit, glucid, các vitamin và chất khoáng giúp bồi dưỡng sức khỏe rất tốt nên cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Theo kinh nghiệm dân gian, một số phụ nữ mang thai thường ăn trứng ngỗng để sinh con ra thông minh hơn. Trên thực tế thì chưa có một công trình khoa học nào khẳng định điều này. Tuy nhiên bà mẹ mang thai vẫn có thể ăn trứng ngỗng bởi vì trong trứng ngỗng cũng có nhiều protein, lipid và một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

Sữa và các sản phẩm từ sữa


Sữa, yaourt, pho mát và các sản phẩm khác từ sữa... được xem là những thực phẩm quan trọng trong thời kỳ mang thai bởi chúng cung cấp nhiều protein, Vitamin B, D và đặc biệt là canxi... Nguồn canxi dồi dào có trong các loại thực phẩm này giúp xương thai nhi phát triển chắc khỏe. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyên nên uống sữa hay bổ sung các sản phẩm từ sữa ít nhất 3 lần mỗi ngày. Bạn nên tránh dùng những loại sữa chua chưa qua tiệt trùng vì chúng có thể mang mầm bệnh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.

Sữa chua có mùi vị thơm ngon đồng thời cũng là loại thức ăn cung cấp nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Trong sữa chua có các vi khuẩn lên men rất có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Các bà mẹ mang thai nên dùng sữa chua hằng ngày để cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Không nên ăn sữa chua lúc đói mà nên dùng sau bữa ăn để không ảnh hưởng đến dạ dày.

Ngũ cốc nguyên cám và bột mì.

Trong các loại thực phẩm này chứa nhiều sắt, axit folic, chất sơ và các loại vitamin... Đặc biệt axit folic là nguồn dưỡng chất vô cùng quan trọng cần bổ sung trong thời kỳ đầu mang thai.

Gạo lứt

Gạo lứt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều calo và các khoáng chất rất cần thiết, giúp thai phụ duy trì năng lượng và thúc đẩy sự tiết sữa.

Đậu


Hầu hết các loại đậu đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể, đặc biệt là những đậu sẫm màu như đậu đen, đậu tương... Đậu cung cấp đạm thực vật và cũng rất giàu chất sắt, chất xơ... Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên rất phổ biến, rẻ tiền, vì thế thai phụ đừng quên thường xuyên bổ sung các loại đậu hạt vào thực đơn hằng ngày của mình.

Rau xanh


Rau xanh là nguồn thực phẩm tự nhiên bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho tất cả mọi người. Bà mẹ mang thai cần ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau xanh sậm lá sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé. Hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong rau xanh rất cao, giúp cải thiện tim mạch, chống suy nhược cơ thể, vô cùng cần thiết cho phụ nữ trong suốt thai kỳ. Súp lơ xanh là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6, và folate rất có lợi cho bà mẹ và sức khỏe của thai nhi. Mỗi tuần bạn nên ăn súp lơ xanh 2 lần bằng cách hấp hay luộc để giữ nguyên được chất dinh dưỡng.

Cam tươi


Cam tươi là nguồn thức uống cung cấp nhiều năng lượng và rất bổ dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nước cam tươi dồi dào Vitamin C, Axit folic, kali... rất cần thiết để điều hòa và ổn định huyết áp. Bạn nên uống mỗi ngày một ly cam ép nguyên chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đậu phụ


Nguyên liệu chính để chế biến đậu phụ là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của thai nhi. Đậu phụ là loại thực phẩm phổ biến và an toàn nên bạn có thể dùng theo nhu cầu hằng ngày.Đây cũng là món ăn không thể thiếu cho những thai phụ áp dụng chế độ ăn chay.

Khoai lang
Khoai lang rất giàu năng lượng, vitamin C, axit folic, phopho... Đây là loại thức ăn bình dị và dễ tìm, rất có lợi cho đường ruột, giúp thai phụ giảm được chứng táo bón. Bạn có thể ăn khoai mỗi tuần 3 lần bằng cách luộc hay nướng nhưng tuyệt đối không nên ăn khoai còn sống.

Vai trò của vitamin khi mang thai

Vai trò của vitamin khi mang thai

Vitamin A
Vitamin A rất cần thiết để xương phát triển khỏe mạnh, cho làn da tươi tắn và đặc biệt là giúp cho đôi mắt bé sáng đẹp hơn. Vitamin A có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bơ tươi, dầu gan cá, gan động vật, cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau diếp... Nếu thai phụ uống thuốc bổ sung Vitamin A quá nhiều (trên 10.000 IU) có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể bị nhức đầu, đau cổ, buồn nôn. Con dễ bị khuyết tật ở tai, tứ chi, rối loạn chức năng thận và hệ thần kinh. Thai phụ cần uống loại sinh tố này theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vitamin B5

Đây là loại vitamin được tìm thấy trong các mô của động vật và thực vật. Nếu phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ vitamin B5 thì em bé có nguy cơ phát triển chậm hơn bình thường.

Nguồn thực phẩm tốt nhất chứa vitamin B5 là gan, cá hồi, men bia, sữa đậu nành, các loại rau cuộn xanh, nấm và một số loại rau khác.

Vitamin B12



Vitamin B12 cũng rất cần thiết bởi vì nếu thiếu sinh tố này thì khối lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ giảm, thai nhi bị thiếu dưỡng khí và dẫn đến sẩy thai hoặc em bé sinh ra nhẹ ký. Tuy nhiên, sinh tố B12 ít khi bị thiếu vì nó có nhiều trong thực phẩm động vật.

Vitamin C



Vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protemin cấu trúc để hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn. Vitamin C có nhiều trong trái cây (những loại có vị chua nhiều) như cam, quýt, chanh, bưởi, nho, cà chua, ớt đỏ,... Vitamin C dễ tan trong nước, dễ đưa vào cơ thể nhưng không tích trữ trong cơ thể, vì vậy thai phụ cần bổ sung vitamin hằng ngày.

Vitamin D



Vitamin D giúp xây dựng xương, mô và răng, đồng thời cũng giúp cho cơ thể hấp thụ tốt canxi và photpho. Thiếu Vitamin D sẽ gây nên tình trạng giảm canxi ở người mẹ và là nguyên nhân gây nên tình trạng sụt canxi trong máu của trẻ sơ sinh và khiến em bé bị còi xương. Do đó khi mang thai đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ, tương ứng với lúc thai nhi đang hình thành bộ xương, người mẹ cần chú ý bổ sung thêm Vitamin D. Vitamin D có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi đóng hộp...

Biện pháp phòng ngừa thiếu Vitamin D là hằng ngày nên phơi nắng sáng sớm khoảng từ 20 đến 30 phút giúp cơ thể tổng hợp được nguồn vitamin tự nhiên. Trong trường hợp thai phụ dùng thuốc bổ sung Vitamin D thì cần kết hợp với Vitamin C, B6 và calcium vì tác dụng của Vitamin D được hổ trợ bởi các vitamin và khoáng chất này. Tuy nhiên, thai phụ cần được sự chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng quá liều sẽ dẫn đến rối loạn tăng trưởng, dị tật thai nhi.

Vitamin E



Đây là loại vitamin có khả năng thúc đẩy quá trình thụ thai trong thể phụ nữ. Vitamin E có trong các loại thực phẩm như dầu thực vật olive, dầu bắp, rau diếp, xà lách xoong, đậu, vừng, gan, lòng đỏ trứng, bột mì... Nếu được cung cấp đầy đủ các loại thức ăn này thì thai phụ không cần uống thêm các loại thuốc viên vitamin E.

Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm các loại vitamin khác thông qua chế độ ăn uống phong phú để đảm bảo sức khỏe cho bạn và đứa con thân yêu. Với một số thai phụ bị tiểu đường, thiếu máu, gầy gò, có tiền sử sinh con nhẹ cân thì càn trao đổi với bác sĩ để bổ sung vitamin cần thiết mà bạn còn thiếu.

Dinh dưỡng trước và sau khi có thai

Sinh ra một em bé hoàn hảo là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều mong ước. Có thể nói dinh dưỡng trong gian đoạn mang thai tác động rất lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ sau này. 

Vì vậy việc chuẩn bị chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trước và sau khi mang thai là điều vô cùng quan trọng mà các ông bố bà mẹ cần biết. Trang bị tốt kiến thức về dinh dưỡng sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai và giúp cho cả mẹ và bé tránh được những rủi ro, bệnh tật.

Dinh dưỡng trước và sau khi có thai

Rất nhiều chị em phụ nữ không có thói quen chăm sóc sức khỏe trước thời điểm mang thai mà chỉ thường chỉ chú ý đến điều này khi đã thụ thai. Nếu vậy, bạn đã vô tình bỏ lỡ một bước vô cùng cần thiết để bé yêu của bạn khỏe mạnh hơn nữa. Dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiễm sắc thể, vì thế ngay từ trước khi mang thai 6 tháng, bạn cần tuân thủ theo một chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có bước chuẩn bị thật hoàn hảo cho sực hình thành của bào thai.

Theo các nhà khoa học thì giai đoạn mà não bộ phát triển nhanh nhất là từ khi mang thai cho đến lúc đứa trẻ được một tuổi. Lúc em bé mới sinh ra, trọng lượng của bộ não khoảng 400 gr, bằng một phần tư trọng lượng bộ não của người trưởng thành. Khi bé được 6 tháng tuổi, trọng lượng cả bộ não đã tăng gấp đôi. Đến một tuổi thì tăng gấp ba, tăng khoảng 66% bộ não của người trưởng thành. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt cho vấn đề dinh dưỡng trước và sau khi mang thai sẽ cho ra đời một em bé thông minh, khỏe mạnh.

Ăn uống như thế nào cho đúng cách trong suốt thời gian trước và sau khi mang thai là vấn đề mà các bậc cha mẹ đều rất quan tâm. Có thể nói, một chệ độ ăn uống lành mạnh và khoa học là phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bao gồm các loại thực phẩm giàu chất sơ, tăng cường các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả... Bạn cần cung cấp cho cơ thể những khoáng chất và vitamin thiết yếu sau:

Protein

Một chế độ dinh dưỡng tốt không thể "vắng mặt" thành phần protein. Các axit amin có trong protein giúp xây dựng cơ bắp cho em bé ngay từ trong bụng mẹ. Đây là vật liệu căn bản tạo ra các mô bào và rất cần thiết cho sự hình thành đại não của thai nhi. vì vậy, bà mẹ mang thai cần phải bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa protein.

Protein tập trung chủ yếu trong các loại thịt tươi, trứng, thịt gà, pho mát, cá, sữa, đậu, vừng, các loại hạt như ngũ cốc... Khi mang thai bạn cần ăn thêm các loại thức ăn kể trên, nhất là ba tháng cuối của thai nghén vì đây là lúc mà thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Ngoài ra, người mẹ cũng cần nhiều protein vì tử cung, tuyến vú và các tế bào khác đều lớn hơn để hỗ trợ thai nhi và cho con bú sau này.

Chất béo


Những loại thực phẩm giàu lipid rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi, đồng thời cũng là nguồn năng lượng quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa vitamin A, D, E, K. Axit linoleic và axit linolenic có trong chất béo là các chất dinh dưỡng khổng thể thiếu đối với sự phát triển các tế bào não. Dầu, thịt mỡ, bá béo, bơ, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần và một số loại hạt như đậu phộng, đậu xanh, đậu đỏ... là những thức ăn có chứa nhiều chất béo. Chất béo cần thiết cho chế độ ăn trung bình nhưng nó cũng cung cấp nhiều calo, nếu lạm dụng sẽ gây béo phì hoặc yếu gan. Vì vậy phụ nữ mang thai nên sử dụng chất béo một cách trung bình trong chế độ ăn hằng ngày.

Nước

Để đảm bảo cho việc tích trữ năng lượng và cơ thể không bị thiếu nước thì ngoài lượng sữa và nước trái cây, thai phụ cần uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp phát triển các tế bào mới, gia tăng khối lượng máu, tạo ra nước ối che chở cho phôi thai trong dạ con. Ngoài ra, nó cũng giúp cho thận của thai phụ được khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ phù nề, chứng táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Canxi

Giai đoạn trước và sau khi mang thai, người phụ nữ rất cần bổ sung thêm nhiều canxi, vừa cho thai nhi, vừa cho người mẹ. Giai đoạn này, nhu cầu canxi tăng gấp 2 lần bình thường, tức 1.000 mg/ngày (uống khoảng 3 ly sữa không kem mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng canxi này). Canxi giúp phát triển xương và răng em bé. Canxi có nhiều trong pho-mat, sữa, yaourt, tôm, cua, trứng, cá hồi, bánh mì, các loại quả sấy khô... Canxi cũng có trong các loại rau như xà lách xoong, súp lơ, rau diếp cá, rau diếp xoăn... Đặc biệt canxi có nhiều trong xương cá, vỏ tôm. Phụ nữ mang thai nên ăn cá cả xương và tôm để nguyên vỏ để em bé được cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

Chất sắt


Trong suốt thời kỳ mang thai, sắt là loại khoáng chất không thể thiếu đối với phụ nữ. Sắt rất cần thiết cho việc sản xuất hồng huyết cầu và giúp vận chuyển oxy qua máu. Nó giúp cho việc tạo máu ở mẹ và xây dựng tế bào bào máu cho thai nhi, đồng thời tạo máu dự trữ để bồi hoàn lượng máu mất đi sau khi em bé chào đời. Thiếu sắt, cơ thể người mẹ dễ bị suy nhược, mệt mỏi vì năng lượng nhanh bị tiêu hao, do đó cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Khi mang thai, bạn cần bổ sung lượng sắt gấp đối nhu cầu bình thường, nên ngoài nguồn cung trong thực phẩm hằng ngày, bạn cũng cần uống thêm viên sắt bổ sung. Bạn nên kết hợp bổ sung chất sắt với vitamin C để cơ thể tăng cường tối đa việc hấp thụ sắc.

Một số loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: thịt nạc đỏ, hoa quả sấy khô, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh lá đậm...

Carbohydrate


Carbohydrate có vai trò tích trữ và vận chuyển năng lượng cho cơ thể, nó cung cấp năng lượng lâu dài cho bà mẹ và thai nhi. Carbohydrate có trong gạo còn cám, bánh mì, ngũ cốc khô, sinh tố, rau, trái cây, khoai tây, khoai lang, đường trắng...

I- Ốt

Bạn cần chú ý đảm bảo đủ i-ốt từ trước khi thụ thai cũng như trong quá trình mang thải để tránh tổn thương não ở thai nhi. Nếu thiếu i - ốt trầm trọng thì người mẹ sẽ bị u tuyến giáp. Và khi kích thích tố này giảm ở người mẹ thì em bé có nguy cơ thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, đần độn, cơ thể thấp bé, nhẹ cân.

Trong cá và các loại hải sản có nhiều i-ốt hơn các thực phẩm khác. Lượng i-ốt rất cần thiết, nhưng chỉ cần rất ít, vì vậy chỉ cần dùng muối i-ốt đê nêm thức ăn là đủ nhu cầu.

Kẽm

Kẽm cần thiết để giúp tế bào tăng trưởng, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời kẽm cũng giúp cho việc thụ thai thuận lợi và dễ dàng hơn, ở cả nam và nữ. Nếu không được bổ sung đầy đủ khoáng chất này thì em bé sẽ thiếu trọng lượng, thần kinh kém phát triển. Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, thịt và sữa và một số loại hải sản (đặc biệt là hàu).

Axit folic


Axit folic vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đây là loại vitamin B9 đóng vai trò chủ chốt đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường, giúp giảm thiểu nguy cơ sẩy thai và ngộ độc thai. Thiếu axit folic trong giai đoạn trước và sau khi thụ thai sẽ gây thương tổn cho trung khu thần kinh và tủy sống của thai nhi. Đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ, việc thiếu axit folic có thể dẫn đến nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh khiến thai nhi mắc các khuyết tật trên mặt như sứt môi hay hở vòm miệng hoặc gây những dị tật nghiêm trọng như nứt đốt sống.

Phụ nữ nên uống bổ sung loại vitamin này 6 tháng trước khi quyết định mang thai và tiếp tục uống trong thời gian mang thai sẽ giảm được nguy cơ sinh non, đồng thời giúp giảm nguy cơ dị thai ống não như chứng gai đôi cột sống. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị thai ống não, bác sĩ sẽ tăng liều dùng mỗi ngày cho bạn. Có thể hấp thụ axit folic tự nhiên bằng cách ăn những loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, rau cải, súp lơ xanh, măng tây, xà lách, bạc hà, củ cải đường, ớt; các loại đỗ và ngũ cốc như ngô, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều,...; các loại thịt như thịt bò nạc, thịt gà, gan động vật và một số hoa quả như cam, bưởi, chanh, táo...

Axit folic có rất nhiều trong thực phẩm nhưng nếu chỉ bổ sung bằng cách ăn uống đầy đủ chất cũng vẫn chưa thể giảm thiểu nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh. Đồng thời asit folic cũng là loại vitamin tan trong nước, cho phép cơ thể loại bỏ lượng dư thừa... Vì thế, các bác sĩ thường chỉ định cho thai phụ uống bổ sung thêm viên sắt, axit folic mỗi ngày trong giai đoạn trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ.

Chất xơ


Là một chất xenluloo cần thiết để chuyển hóa thức ăn và cũng giúp loại bỏ chất thải nhanh chóng hơn. Ngoài ra chất xơ cũng giúp giữ nước và thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Chất xơ cần được thai phụ chú ý bổ sung vì nó giúp tránh táo bón. Trong thời kỳ mang thai, do thai chèn ép khiến ruột không co bóp dễ làm cho người mẹ mắc chứng táo bón. Trái cây và rau xanh lá là những nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Thai phụ nên tăng cường ăn rau quả đễ có thể giảm chứng táo bón, đây cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp thai nhi phát triển.

Omega - 3


Omega - 3 là chất không thể thiếu trong suốt quá trình mang thai và cả trước khi mang thai. Đặc biệt, nó không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi omega - 3 trong cơ thể ít sẽ kéo theo nguy cơ sinh non và trẻ sinh bị thiếu cân. Chính vì thế, các bà mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ omega - 3 trước khi mang thai. Cá (cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá chép...), trứng, dầu thực vật là những thực phẩm giúp cung cấp omega - 3. Một số loại rau có màu xanh đậm, đậu tương và đậu phụ, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều... cũng là loại thực phẩm cung cấp omega - 3.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thai giáo trực tiếp

Những điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thai giáo trực tiếp

Để thai giáo hiệu quả, phải có nghê thuật và giữ chừng mực, nhẹ nhàng, vừa phải. Tác động nên tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ, lặp đi lặp lại và mỗi hình thức phải phù hợp với từng thời kỳ thai.


Mỗi bài tập thai giáo bằng thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác phải được thực hành thường xuyên suốt thai kỳ, mỗi lần ít nhất nên khoảng 10 phút, nhiều nhất là trong 1 giờ.

Những thai phụ trên 35 tuổi, thai phụ đã từng bị sẩy thai hai lần liên tiếp, thai phụ làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm... không nên xoa bụng, xoa vú vì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ, kích thích đẻ non. Các thai phụ này nên tham thảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng thai giáo.

Các bài tập thai giáo trực tiếp chỉ là những gợi ý ban đầu, sự sáng tạo và tình yêu thương sẽ giúp mỗi thai phụ và người thân trở thành những thầy cô giáo tốt nhất của bé.

Tóm lại, kỹ năng thai giáo có một yêu cầu quan trọng, là người mẹ phải giữ gìn trạng thái tinh thần tốt trong thời kỳ mang thai, tạo môi trường trong ngoài thanh bình để bồi dưỡng tinh thần và tâm lý cho thai nhi. Cách giáo dục thai nhi này nhìn qua có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực rất phức tạp. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định rằng tư duy và sự liên tưởng của người mẹ có thể sản sinh chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh này được truyền tới thai nhi qua máu, rồi đi vào cơ thể thai nhi, phân bố tới não thai nhi, khiến thần kinh thai phát triển và trưởng thành theo hướng tư duy của người mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ quan tâm đến tương lai con mình hãy thực hành kiên trì. Chắc chắn bạn sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh, thông minh, dễ thương, có nhân cách tốt.

Thai giáo bằng xúc giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.


Thai giáo bằng xúc giác

Nhiều người nghĩ thai nhi được sự bảo vệ của nước ối nên nếu cuộc sống của người mẹ có đảo lộn thì cũng không có vấn đề gì đến trẻ, hay cho rằng các động tác xoa bóp bên ngoài thành bụng người mẹ không thể tác động đến thai nhi vì thành nước ối rất dày... Nhưng khi bạn biết về các cơ quan cảm nhận trên da của bé, bạn sẽ thay đổi suy nghĩ. Da là bộ não thứ 2, "là bộ não mỏng và có bề mặt rộng" của trẻ. Ngay từ tháng thứ 4, thai nhi đã mút tay và tự xoay người được trong nước ối. Khi bé cử động, bề mặt da sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc và truyền tín hiệu lên não. Do đó, thai nhi có thể nhận biết cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng hay quá mạnh.

Những cảm giác trên bề mặt da mà thai nhi cảm nhận được là do tác động của sự co bóp có quy luật của tử cung người mẹ. Tử cung không ngừng co bóp, sự co bóp này kích thích nước ối, qua đó kích thích lên da của thai nhi, lam thai nhi cảm thấy dễ chịu hay khó chịu. Khi vợ chồng cãi nhau trong thời gian mang thai thì áp lực mà người vợ phải hứng chịu sẽ làm tử cung trở nên cứng và co lại. Do những cơn co bóp này không mạnh như khi sinh nên có thể người mẹ không biết. Nhưng thai nhi đang nằm bồng bềnh trong nước ối sẽ bị áp lực nén xuống và tạo cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên, sự co bóp của tử cung cũng có thể mang lại những tác động tốt cho sự phát triển của thai nhi, với điều kiện đó là sự co bóp tích cực như khi người mẹ đi bộ. Nếu có điều kiện đi bộ trong vườn hoa, rừng cây hay một khoảng không gian thiên nhiên nào đó thì không tốt gì hơn. Bởi vì đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp tử cung co bóp theo quy luật, tạo cảm giác dễ chịu cho cả mẹ và bé.

Xúc giác có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ. Trẻ sơ sinh rát thích tiếp xúc vào da, người lớn cũng rất thích cảm giác này. Sự tiếp xúc da thịt giữa hai người thể hiện sự tin tưởng nhau luôn là cảm giác thích thú đối với mỗi người. Những cảm giác này được hình thành từ những ảnh hưởng đầu tiền của người mẹ đối với thai nhi. Khi cảm nhận được niềm vui từ người mẹ thì thai nhi cũng cảm thấy hạnh phúc, yên tâm lớn lên trong trạng thái tâm lý tốt.

Vì vậy chúng tôi gợi ý một số bài tập tác động lên xúc giác:

Bài 1: "Trò chơi đạp bụng": Khi thai nhi được 5 tháng, có hiện tượng đạp bụng mẹ (máy) lần đầu tiên, thai phụ vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ vào vùng bụng bị đạp. Đợi thai nhi đạp lần tiếp theo. Thông thường sau 1 - 2 phút, thai nhi sẽ đạp tiếp. Thai phụ lại vỗ nhẹ mấy cái rồi thôi. Một lát sau thai nhi sẽ đạp, thai phụ thay đổi vị trí vỗ để dẫn dắt thai nhi vận động, thai nhi sẽ đạp ở vị trí vỗ. Trò này có thể chơi giữa mẹ và con, bố và con, anh/chị em. Số lần chơi ngày 2 lần, mỗi lần vài phút. Lưu ý động tác nhẹ nhàng, chậm. Nên thực hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào lúc gần tối, lúc này thai nhi cử động nhiều nên dễ dàng chơi cùng bé.

Sau 2 tháng chơi đùa, tạo phản xạ cho bé, thai phụ có thể tăng thêm một số nội dung như gõ nhẹ, xoa nhẹ, ấn nhẹ, lắc nhẹ,... Đồng thời với các động tác chơi đùa trên, chúng ta nên nói chuyện cùng bé. Ví dụ: "Mẹ đang vuốt ve con đó","Con ngoan, mẹ con mình cùng chơi nhé",...

Bài 2: Người mẹ mát-xa bụng nhẹ nhàng như đang giao tiếp, vuốt ve con mình. Tốt nhất người mẹ nên vừa mát-xa vừa tâm tình cùng con.

Bài 3: Người mẹ được người bố xoa lưng, mát-xa bụng cũng là cách tác động rất lớn đến tâm trạng người mẹ và làm em bé trong bụng thấy hạnh phúc, yên tâm.

Bài 4: Người mẹ đi bộ, thả lỏng cơ thể.

Bài 5: Người mẹ đung đưa người theo nhạc, di chuyển nhẹ nhàng theo nhạc.

Những bài tập tác động lên giác quan xúc giác của thai nhi, hay còn gọi là bài tập xoa bóp, đối thoại với thai nhi bằng ngôn ngữ cơ thể của bố và mẹ, sẽ giúp thai nhi có những phản ứng đáp lại, duỗi cánh tay, đạp chân, chuyển động đầu và toàn thân. Tác dụng của các bài tập này không chỉ làm cho mối quan hệ của bố mẹ, bố mẹ và thai nhi thêm thân thiết mà còn bồi dưỡng khả năng học tập của thai nhi, có lợi cho sự phát triển về tình cảm, cảm xúc, tâm hồn và trí tuệ của thai nhi. Trẻ được bố mẹ tập cho các bài tập này sẽ biết đứng và đi nhanh hơn các bé khác.

Thai giáo bằng vị giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Thai giáo bằng vị giác

Thai giáo bằng vị giác

Sau khi người mẹ mang thai được 2 tháng, thì miệng của thai nhi bắt đầu hình thành. Khi thai nhi được 4 tháng, thì giác quan cảm thụ vị giác được hình thành hoàn toàn. Mặc dù nước ối làm giảm mùi vị nhưng thai nhi vẫn có thể cảm nhận được mùi vị của những thứ người mẹ ăn và uống. Điều này đã được Ebert - một nhà khoa học nổi tiếng người New Zealand, chứng minh như sau. Ông Ebert đã cho một ít đường tinh vào nước ối của người mẹ mang thai, kết quả là thai nhi nhô cao hơn vị trí bình thường để hút nước nối. Sau đó ông lại cho vào nước ối một ít dầu có mùi vị khó chịu, lúc này thai nhi lập tức ngừng hút nước ối và bắt đầu cựa quậy trong bụng mẹ tỏ vẻ bất an.

Do đó, các thai phụ cần chú ý đến mùi vị thức ăn, đồ uống của mình để thai nhi luôn cảm thấy thích thú khi được hấp thụ những mùi vị, dưỡng chất ngon, bổ từ mẹ. Hơn nữa, khi người mẹ ăn uống hợp lý sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Bài 1: Người mẹ ăn nhữn thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu chất dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bài 2: Người mẹ uống các loại nước bổ dưỡng như các loại sữa, nước sinh tố...

Lưu ý: Theo khoa thực dưỡng, nếu bà mẹ mang thai ăn quá nhiều thịt thì đứa con sẽ bướng bỉnh, khó dạy. Nên chú ý cân đối dinh dưỡng bằng các loại thực vật như gạo lứt, đậu, rau củ... Tránh ăn đường, nước đá, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có hóa chất.

Thai giáo bằng khứu giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Thai giáo bằng khứu giác


Mũi của thai nhi được hình thành khi người mẹ mang thai được 2 tháng. Được 7 tháng, thai nhi hoàn toàn có thể ngửi được mùi. Nhưng trong môi trường nước ối, thai nhi khó phát huy được được chức năng mũi. Do đó, phải sau khi trẻ ra đời mới nhanh chóng phát huy tác dụng. Nhờ có khứu giác mà trẻ sơ sinh có khả năng tìm được bầu vú của mẹ để bú sữa ngay khi vừa sinh ra. Thời gian là bào thai có thể nói chỉ là khâu chuẩn bị cho khứu giác của trẻ.

Bài 1: Người mẹ ngửi những hương thơm mà mình thích như nước hoa, mùi hoa quả, cây cỏ.

Bài 2: Người mẹ nên ngửi mùi của những loại thức ăn yêu thích.

Thai giáo bằng thị giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.


Thai giáo bằng thị giác

Thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các giác quan khác, vì ở trong tử cung không thích hợp cho việc mở mắt nhìn sự vật. Tuy nhiên, mắt của thai nhi không phải hoàn toàn không nhìn thấy gì. Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mãn cảm với ánh sáng. Khi người mẹ tắm nắng, thai nhi có thể cảm nhận được sự thay đổi mạnh yếu của ánh mặt trời.

Y học hiện đại sử dụng siêu âm để quan sát và phát hiện: chiếu ánh sáng điện chớp - tắt vào vùng bụng thai phụ, nhịp tim của thai nhi có sự thay đổi mạnh. Khi đó thai nhi cảm thấy khó chịu, tỏ ra hoảng sợ không yên.

Trẻ sơ sinh mới chào đời, thị giác chưa hoàn chỉnh, tầm nhìn cũng hạn hẹp. Nhưng nếu đặt một đồ vật trước mắt trẻ, trẻ sơ sinh có thể nhìn rõ đồ vật đó. Hơn nữa trẻ sơ sinh có thể phân biệt rõ những biểu lộ tình cảm trên gương mặt của mẹ trong khoảng cách 15 - 30 cm ( tương đương với độ dài tử cung mà trẻ vừa thoát ly).

Vì vậy thai phụ cần chú ý tới những gì tác động đến thị giác của mình và bé. Tránh tiếp xúc với vùng có ánh sáng mạnh, hay có sự thay đổi ánh sáng đột ngột (ví dụ trong vũ trường). Việc giáo dục thai nhi qua thị giác chủ yếu được thực hiện gián tiếp qua thị giác của mẹ. Những gì người mẹ nhìn thấy đều tác động đến tâm trạng, ý thức của mẹ, từ đó tác động đến tâm lý thai nhi.

Các bà mẹ nên thực hành hàng ngày những bài tập sau:

Bài 1: Người mẹ nhìn những cảnh đẹp, tranh đẹp trong lòng thư thái yêu đời rất có lợi cho tâm tính của đứa con sau này.

Cảnh đẹp có lợi cho thai phụ là: cảnh rạng đông, ráng chiều, cây xanh, hoa tươi, sơn thủy hữu tình, vườn cảnh. Những khung cảnh đẹp trong các buổi trình diễn nghệ thuật như ca múa nhạc, kịch tươi vui nhẹ nhàng...

Tranh, ảnh chọn lọc (về chủ đề, màu sắc) như: tranh các em bé đẹp, tranh phong cảnh, bức ảnh của những người tôn quý (ảnh Phật, ảnh Chúa, ảnh thiên thần...) . Tránh nhìn những gì xấu xa, hung bạo, quái gở.

Xem thêm: ảnh em bé dễ thương


Bài 2: Người mẹ ngắm những đứa trẻ đáng yêu, những người mình thương mến, trân trọng, tôn kính.

Bài 3: Nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, có hoa tươi trong phòng.

Bài 4: Người mẹ trang điểm nhẹ, ăn mặc thanh lịch trang nhã để tự tin với hình ảnh của mình. Khi người mẹ soi gương cà cảm thấy hài lòng về hình ảnh bản thân sẽ liên tưởng tới hình ảnh đẹp của bé trong tương lai.

Thai giáo bằng thính giác

Những gì người mẹ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đều tác động rất lớn đến đứa con thân yêu trong bụng, hình thành nên tinh thần, tình cảm và trí tuệ của trẻ.


Thai giáo bằng thính giác

Thính giác là phần phát triển trội nhất trong 5 giác quan của thai nhi. Bộ phận tai hình thành ngay sau khi trứng thụ tinh được 6 tuần. Bào thai bắt đầu lắng nghe tích cực ở tuần 24 (tháng thứ 6 của thai kỳ). Các nhà khoa học quan sát qua siêu âm thai nhận thấy thai nhi nghe và trả lời một xung động âm thanh bắt đầu từ khoảng 16 tuần tuổi, ngay cả trước khi tai phát triển hoàn chỉnh.

Khi đã được 5 tháng, thai nhi có cơ quan thính giác tương tự như người lớn. Cùng với sự phát triển của não ( tháng thứ 4 não phát triển gần hoàn chỉnh), thai nhi có thể từng bước ghi nhớ các loại nhạc. Âm thanh được truyền sớm nhất vào não là tiếng mẹ. Nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng người Anh Yuhudi Menuhin tin rằng tài năng âm nhạc của ông một phần thực tế là cha mẹ ông luôn ca hát và chơi nhạc trước khi ông sinh ra. Vì lý do này, hầu hết các chương trình giáo dục thai nhi chính thức được thiết kế để bắt đầu trong tháng thứ ba.

Các bà mẹ có thể thực hiện một số bài tập sau:

Bài 1: Nghe nhạc, phát triển trí não và tâm hồn trẻ

Thích hợp với thai nhi từ tháng thứ 3.
  • Mỗi tuần nghe ít nhất 2 lần, mỗi lần khoảng 10 - 30 phút.
  • Người mẹ nằm thư giản nghe nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, du dương. Có thể là nhạc cổ điển, nhạc dân ca, nhạc không lời.
  • Hoặc dùng tai nghe lớn áp vào bụng và mở nhạc cho bé nghe nếu bạn cần tập trung làm việc hay sợ ảnh hưởng đến người khác. Nhớ lưu ý điều chỉnh cường độ âm thanh vừa đủ nghe trước khi áp vào bụng cho bé nghe.
  • Lý tưởng nhất là mẹ và bé được lắng nghe tiếng nhạc từ thiên nhiên: tiếng chim hót, lá reo, nước chảy.
Nghe nhạc trước và sau khi sinh sẽ giúp bà mẹ và em bé bớt căng thẳng, quá trình sinh nở dễ dàng, thoải mái hơn, trẻ sẽ bớt quấy khóc.
Nếu con người nghe những âm thanh như những bản giao hưởng nổi tiếng của Beethoven, những bản sonat của Schubert, Mozart, Chopin... thì con người sẽ có những tính cách anh hùng, đại trượng phu... Còn nghe những bản nhạc thời hiện đại nghe lắm chỉ sinh ra những con người hạn hẹp đầu óc, những kẻ bần tiện tiểu nhân (Trích thai giáo - Tủ sách thực dưỡng)
Lưu ý khi cho con nghe nhạc:

- Thể loại: Cần tuyển chọn nhạc thật cẩn thận, không tùy tiện nghe bất kỳ loại nhạc nào. Loại nhạc "chát chúa" với cường độ âm thanh mạnh ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé. Hơn nữa, nghe nhạc với cường độ mạnh thường khiến tim của bé đập nhanh hơn dễ làm bé bị giật mình. Tiết tấu nên chậm, sảng khoái, tốt nhất là nhạc không lời. Một số nghiên cứu gợi ý rằng, nhạc có giai điệu du dương, nhẹ nhàng hay có tiết tấu rộn rã đều có thể giúp bé thư giản hoặc kích thích nhịp tim của bé đập nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, sự thay đổi nhịp tim ở bé có liên quan đến nhịp thở. Do đó, nếu phải nghe những bản nhạc sôi động trong thời gian dài thì có thể khiến bé mệt mỏi.

- Thời gian: Nên chọn nghe nhạc lúc thai nhi hoạt động, tức là khi thai nhi thức. Thường trước lúc đi ngủ mỗi buổi tối là thích hợp nhất.

- Vị trí, âm lượng: Người mẹ mang thai cần cách xa loa khoảng 1,5 - 2 mét, hướng âm thanh có cường độ vừa đủ nghe (khoảng 65 - 70 Đêxiben). Phụ nữ mang thai bụng to có thể tăng âm lượng lên một chút. Phụ nữ mang thai bụng hơi nhỏ thì âm lượng cũng nên giảm đi một chút. Cùng với thai nhi, người mẹ cũng nên nghe những giai điệu nhạc mình yêu thích để có tâm lý thoải mái, khoáng đạt.

- Không nên lạm dụng âm nhạc dành cho bé vì bé cần thời gian yên tĩnh để ngủ.

Bài 2: Nói chuyện, kể chuyện, hát cho thai nhi nghe



Việc thường xuyên nói chuyện, kể chuyện và hát cho thai nhi nghe có tác dụng giúp tăng tình cảm cha mẹ và con, vợ và chồng (nếu chồng bạn cùng tham gia).
  • Thai nhi cần nghe những lời nói êm dịu, yêu thương, những bài hát nhẹ nhàng trong sáng, lặp đi lặp lại, đặc biệt là những bài hát ru. Mẹ có thể đọc cho con nghe những câu chuyện có tính giáo dục cao, những gương sáng của các danh nhân, những người tài đức hay bài thơ ngắn, có âm điệu nhẹ nhàng.
  • Người cha có thể hát cho thai nhi nghe, giọng trầm của người đàn ông có sức truyền thụ đến thai nhi dễ dàng hơn. Khi cha hát, người mẹ có thể vừa vuốt ve bụng mình và hát theo nhè nhẹ. Từ tuần 32 trở đi, thai nhi có thể nhớ được bản nhạc, bài hát mà mình vẫn nghe hằng ngày và sau khi sinh sẽ nhận ra được bài hát, bản nhạc đó.
  • Gọi tên con: việc vợ chồng cùng nhau đặt tên cho thai nhi sau lần bé đạp đầu tiên vừa có ý nghĩa gắn kết vợ chồng và cũng là một nội dung của thai giáo. Bạn có thể đặt cho bé những cái tên ngộ nghĩnh dễ thương, dễ gọi như Mít, Bắp, Pi, Alpha,Bambi, Tino, Su... để nói chuyện với con. Như thế, sau khi sinh ra, bé rất dễ giao tiếp với người lớn do bé đã quen thuộc với cái tên của mình khi còn là thai nhi.
Dạy con ngôn ngữ: tiếng Việt hoặc ngoại ngữ

Thích hợp với thai nhi từ 3 - 9 tháng.
  • Từ tháng thứ 3, mỗi ngày 2 lần, bố hoặc mẹ vỗ nhẹ vào bụng bầu trong vòng 2 phút, nếu đứa trẻ quẫy đạp (nghĩa là bé trả lời) thì tiếp tục vỗ nhẹ và chờ trả lời.
  • Sau khi thai nhi đã hình thành phản xạ với tín hiệu thì bố mẹ sẽ dạy con những tiếng đầu tiên. Mỗi lần người bố nói 1 tiếng đơn giản sẽ kèm theo một động tác nào đó nhất định như ấn nhẹ, vỗ nhẹ, gõ nhẹ ngón tay vào bụng mẹ.
Tác dụng của bài tập: Đứa bé sẽ biết nói và biết cách dùng những từ phức tạp rất sớm. Những đứa trẻ này sẽ có phản xạ nhanh hơn đối với những tác động từ bên ngoài, dễ thích nghi với ngoại cảnh, chụi lắng nghe bố mẹ nói lâu hơn, ít khóc, ít hờn dỗi hơn so với những đứa trẻ khác.


Bài tập này là kết quả thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ với sự tham gia của 700 người sắp làm bố mẹ. Một người tên R. Danienxo tham gia cuộc thí nghiệm đã áp má vào bụng vợ và nói: "Bé ơi, bố đây", thai nhi trả lời bằng cách đạp chân. Đấy là phản xạ trước tiếng nói. Khi đứa trẻ sinh ra, người bố ngay lập tức nói chuyện với đứa trẻ nhắc lại "bé ơi, bố đây". Nghe câu nói đó, bé quay lại nhìn bố. Đứa bé phát triển nhanh chóng một cách lạ thường. Mới 4 tháng em đã gọi mẹ và bố, lên 7 tháng đã bắt đầu biết đi, lên 15 tháng đã biết nói sõi những tiếng phức tạp.

Bằng cách này có thể dạy trẻ các nội dung như:
  • Toán học: Đọc cho con nghe từ 1 - 10, từ 1 - 100, phép cộng trừ đơn giản...
  • Tiếng Anh: đọc bảng chữ cái, những từ đơn giản, những đoạn hội thoại ngắn...
  • Đạo đức: đọc những câu chuyện thiếu nhi, chuyện danh nhân, gương người tài đức...

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai

Khi tử cung người mẹ đón nhận sự làm tổ của em bé, cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi để phù hợp với sinh lý mang thai. Quá trình này kéo dài từ khi thụ thai cho đến khi em bé được sinh ra. Hiểu rõ những thay đổi của cơ thể khi mang thai sẽ giúp các bà mẹ tương lai có thể nhận biết được sự thay đổi nào là bình thường, triệu trứng nào là bất thường cần đi khám thai ngay.

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai
Những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ:

Hệ sinh dục

Tử cung: Thai nằm trong hố chậu khoảng 3 tháng đầu thai kỳ và nằm trong vùng bụng từ tháng thứ 4 trở đi, từ giai đoạn này thai lớn nhanh và "chiếm chỗ" các cơ quan "láng giềng" như hệ niệu quản, bàng quang, niệu đạo, đại tràng, trực tràng, đẩy cơ hoàng (cơ hô hấp chính của cơ thể) lên cao, gây khó khắn trong hô hấp...

Tuyến vú: Tuyến vú phát triển to, quầng vú sậm màu, xuất hiện các thể montgomery (do các tuyến bã phát triển, có nhiệm vụ giữ sữa trong các tuyến sữa luôn thơm, ngon).


Hệ Huyết Học

Máu: Máu thai phụ loãng hơn vì giữ nước (cơ thể cần thể tích dịch nhiều hơn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo nước ối), và số lượng hồng cầu hơi giảm, bạch cầu hơi tăng.

Mạch máu: Những tháng cuối thai kỳ, thai lớn đè lên hệ tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân.

Hệ Hô Hấp

Những tháng cuối thai kỳ, do thai to, đẩy cơ hoành lên trên, việc hít thở khó khăn hơn, mẹ thở nhanh, nông.

Hệ Tiêu Hóa

Ba tháng đầu là quá trình tiếp nhận em bé vào bụng mẹ, cơ thể mẹ chưa quen với sự có mặt của bào thai nên hay khó chịu, buồn nôn, nôn, thích ăn những thức ăn lạ, gọi là triệu chứng nghén.

Ba tháng giữa và cuối, thai to nhanh, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng, "lấn chỗ" các cơ quan như dạ dày, mẹ sẽ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, và nếu thai chèn ép vào đại tràng, mẹ có các triệu chứng táo bón.

Hệ Tiết Niệu

Thai "cạnh tranh chỗ" với bàng quang của mẹ, nên mẹ hay có các triệu chứng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít.

Ngoài ra, do sự chèn ép của bào thai, nhu động của bàng quang sẽ giảm, thai phụ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, lúc này các triệu chứng sẽ là: tiểu rát, tiểu gắt, tiểu đục, tiểu mủ, tiểu máu... Những trường hợp này nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị, vì các nhiễm trùng có thể gây nhiễm trùng vào thai và kích thích sinh non.

Hệ Thần Kinh

Trong thời gian mang thai, phụ nữ hơi mất cân bằng về tâm lý thần kinh nên khó tính hơn ngày thường một chút, dễ vui, dễ buồn vô cớ.

Hệ Cơ Xương Khớp

Cột sống ưỡn, mất can-xi, các khớp cùng chậu, khớp vệ giãn ra trong những tháng cuối để quá trình sinh được dễ dàng, điều này gây cho thai phụ các triệu chứng đau mỏi các khớp, lưng.

Xử trí các tình huống thường gặp:

1. Nôn, ối, ọe: Thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể mẹ, tuy nhiên một số bà mẹ có thể nôn ói trong suốt thai kỳ.


Thai phụ cần nghỉ ngơi, tránh lo lắng, không để cơ thể quá đói, quá no, nên "ăn vặt" các loại bánh, trái cây.

Khi muốn nôn thì nôn, nôn xong súc miệng, nghĩ ngơi, một lát sau hãy ăn lại, trước khi ăn nên thư giãn, ăn các loại thức ăn mình thích thật sự.

Ví dụ: Các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai là rất tốt, nhưng nếu bạn không uống được, lần nào uống vào cũng bị nôn, thì hãy chuyển qua sữa tươi, sữa trái cây, sữa đậu nành, phô mai, đậu hũ...

2. Khó thở: Tình trạng này xảy ra khoảng 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, tùy vào cơ địa của mẹ và trọng lượng của thai.

Để giảm bớt sự khó chịu, thai phụ cần tập đi bộ nhẹ nhàng, thoải mái, vừa đi vừa hít thở đều, sâu theo sức của mình. Khi ngủ, nên nằm nghiêng, hoặc có thể kê gối cao.

3. Đau lưng: Nên xoa bóp nhẹ vùng lưng, tắm nước ấm.

4. Đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn: Thai phụ nên ăn nhiều lần, mỗi lần một ít.

Sau khi ăn, nên xoa nhẹ vùng dạ dày và đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm nghỉ ngay.

5. Táo bón: nên ăn nhiều rau xanh, trái cây như chuối, bắp, khoai lang, dầu mè, uống nhiều nước, tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh đứng hoặc ngồi lâu, tránh dùng thuốc nhuận tràng.

6. Phù chân: hạn chế đứng lâu, kê chân khi ngồi, nằm (nên ngồi với 2 ghế cao bằng nhau, một ghế ngồi, một ghế kê chân, sao cho chân và mông ở vị trí bằng nhau).

Trong thai kỳ của mình, các bà mẹ có thể gặp tất cả các triệu chứng trên, hoặc cũng có thể chỉ gặp một số triệu chứng trong số đó, tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu các thay đổi của mình không "giống" ai cả, thì cũng không cần lo lắng, vì mỗi người là một trường hợp riêng biệt, không ai giống ai. Chỉ cần phụ nữ quan tâm theo dõi sức khỏe và các dấu hiệu khác lạ của cơ thể mình trong suốt quá trình mang thai, nếu có gì bất thường thì hãy đi đến bác sĩ để được khám ngay.
BACK TO TOP